Cách đây 10 năm, một chuyên gia bóng đá phát biểu hùng hồn tại một cuộc hội thảo bàn về bóng đá chuyên nghiệp rằng ông chỉ cần 5 tỷ đồng là đủ làm một đội bóng chuyên nghiệp. Lần đó, điều mà chuyên gia bóng đá kia nói được khá nhiều người tán đồng.
10 năm sau, khi người ta đã bước hẳn qua “vạch vôi chuyên nghiệp”, khi mà bóng đá Việt Nam có hơn 20 đội được phong “danh hiệu”: Đội bóng chuyên nghiệp thì người ta mới thấm, mới hiểu thế nào là luật chơi chuyên nghiệp.
Thời gian qua, nhiều đội bóng cứ lầm tưởng có tiền là có chuyên nghiệp, có tài trợ mang tiền đến để mua diện tích quảng cáo trước ngực áo cầu thủ hay gắn liền tên doanh nghiệp với tên đội bóng đăng ký thi đấu là đã làm chuyên nghiệp. Thậm chí, đội bóng được đánh giá là làm chuyên nghiệp giỏi nhất nước cũng chỉ dùng một phần tiền làm quảng cáo, tiền làm thương hiệu của doanh nghiệp làm kinh phí hoạt động của mình.
Tóm lại, cho đến hôm nay, khi mùa giải 2007 đã kết thúc, nhưng bảng tổng kết thực sự về bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa được viết xong. Vì lẽ, bóng đá Việt Nam chưa thật sự làm chuyên nghiệp. Mỗi đội bóng, mỗi câu lạc bộ bóng đá chưa hoạt động đúng tầm của một đơn vị làm ăn kinh tế, chưa tự tạo ra đồng vốn, đồng lời cho mình. Hay nói một cách khác, đội bóng chưa tự mình “kiếm” ăn bằng chính đôi chân của mình. Họ vẫn nương nhờ kinh phí quảng cáo của các đơn vị kinh tế, nhờ vào “máu me” của một vài ông bầu cỡ bự.
Công việc của họ trước mỗi mùa bóng là lên con số kinh phí cần có, rồi sách sổ đi vận động tài trợ sao cho đủ, hoặc có dư chút đỉnh. May gặp “quới nhân” ký cho hợp đồng dài hạn vài ba năm thì đỡ khổ ít mùa, còn không thì chấp nhận “ăn đong” từng năm vậy.
Sự phát triển về kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây kéo theo tác động tích cực cho nền bóng đá, bởi nhu cầu làm thương hiệu, quảng bá sản phẩm, hình ảnh các đơn vị kinh tế là có thật. Tuy nhiên, nếu bóng đá chỉ dừng lại ở “bầu sữa” này thì chưa thể gọi là làm bóng đá chuyên nghiệp. Ngoài tiền tài trợ ra, CLB hay đội bóng không còn nguồn thu nào khác (như bản quyền truyền hình, tiền chia của Liên đoàn khi vận động được tài trợ lớn cho giải, tiền chuyển nhượng, tiền bán vé, tiền bán các dụng cụ, các vật lưu niệm cho cổ động viên...) thì chỉ mới làm chuyên nghiệp có một nửa.
Làm bóng đá chuyên nghiệp có luật riêng của nó và nhiều đội bóng đang khổ sở vì cái luật này. Điển hình là đội bóng lừng danh Sông Lam Nghệ An đang đứng trước vấn nạn “chảy máu cầu thủ tài năng”, khi một loạt cầu thủ đã hết hợp đồng với đội lần lượt “đội nón ra đi”. SLNA không thể trách số cầu thủ này, vì họ hành động theo đúng luật bóng đá chuyên nghiệp, còn luật “thương trường” thì “đồng tiền lớn thắng đồng tiền nhỏ”. Ở đây, cái tình của cầu thủ với đội bóng được tạm gác sang một bên, nhường chỗ cho chữ tiền. Không ai được trách cứ họ (nhất là các cổ động viên), vì hơn ai hết, chính người cầu thủ chuyên nghiệp phải biết mình cần được đảm bảo cái gì cho hiện tại và tương lai nghề nghiệp vốn rất ngắn ngủi của họ.
Luật chuyên nghiệp là thế!
LINH GIAO
Các tin, bài viết khác
-
Malaysia xin dời các trận đấu vòng loại World Cup 2022 đến tháng 6
-
“Gã điên Ailen” Conor McGregor: “Mỏ vàng” của UFC, kiếm 516 triệu USD bản quyền truyền hình sau... 7 năm
-
Pochettino quyết giúp Kylian Mbappe tìm lại cảm giác ghi bàn
-
'Cháy vé' xem trận đầu tiên của HLV Kiatisak ở phố núi Pleiku
-
Suarez ghi cú đúp giúp Atletico xây chắc ngôi đầu
-
HLV Klopp: “Không thể bàn về danh hiệu khi mọi thứ đang sai”
-
Ngô Đình Nại quyết đấu với “thiên tài” Caudron ở giải Billiards PBA Tour
-
Bayern quyết thắng Club World Cup để thâu tóm đủ 6 chiếc cúp trong mùa giải kỳ diệu
-
Burnley gây chấn động khi giật sập “pháo đài” Anfield
-
Vòng 2 LS V-League 2021, Topenland Bình Định - CLB Sài Gòn: Chủ nhà tính phương án mở cửa tự do