Tôi có 4 năm cùng học một lớp với người anh lớn tuổi trong Trường Đại học TDTT II, cùng đạp xe đến trường mỗi buổi sáng từ quận 1 vào tận quận 11 và cùng trò chuyện với nhau quanh một đề tài: bơi lội.
Anh kể lần phá kỷ lục SEAP Games, nhưng chỉ đoạt huy chương bạc, vì thua vận động viên chủ nhà Roy Chan khi về đích, về chế độ đãi ngộ dường như không có gì, về những buổi tự tập tại hồ Cercle Sportif, nay là Cung văn hóa Lao động TPHCM và về ông thầy người Nhật tình cờ anh quen được đã chỉ cho anh mấy “ngón” cuối cùng trước ngày đi SEAP Games 7.
|
Đỗ Như Minh trên khán đài hồ bơi Singapore. |
Bài tập của anh khi ấy chỉ từ 2.000 đến 3.000m/buổi (bằng 1/3 đến 1/4 VĐV bây giờ), nhưng chỉ toàn là bơi biến tốc (tức bơi thay đổi tốc độ đoạn rút nhanh, đoạn chậm thả lỏng). Bí quyết của anh khi ấy là tập thật nhiều các bài bơi kỹ thuật tay, rồi chân riêng, sau đó phối hợp.
Cả Roy Chan và Đỗ Như Minh cùng phá kỷ lục SEAP Games, nhưng Roy xếp trên và xác lập kỷ lục mới, với thành tích 1 phút 0 giây 93, còn Minh về nhì với 1 phút 2 giây 15.
Tưởng cũng nên nói thêm là người đầu tiên phá kỷ lục SEAP Games không phải là “kình ngư” Đỗ Như Minh, mà chính là HLV của anh trong đội tuyển, ông Phan Hữu Dõng, sau khi đoạt huy chương vàng cự ly 100 mét bướm tại SEAP Games 2-1961, với 1 phút 9 giây 6, phá kỷ lục cũ của Lim Heng Chek (Malaysia) 1 phút 13 giây 5.
Một sự kiện khác cũng liên quan đến tấm huy chương bạc SEAP Games 7 là ở môn bóng đá. Đội Việt Nam khi ấy nằm ở bảng B, thua Myanmar trận đầu 2-3 (hòa 2-2 ở hiệp 1), thắng Lào 5-1 (3-1), vào bán kết thắng Singapore 5-4 trong đá 11m luân lưu (hòa 1-1 sau 90 phút).
Trận chung kết gặp lại Myanmar, Việt Nam chơi khá hay. Hai đội hòa nhau 1-1 sau hiệp đầu tiên, nhưng sơ sót trong 1 pha cản phá phạt góc, lưới đội Việt Nam rung lên lần 2, đành nhận huy chương bạc.
Thành tích đoàn Việt Nam năm đó còn tệ hơn 2 năm trước tại Kuala Lumpur:
- 2 vàng: Trương Kim Hùng (800m tốc độ môn xe đạp, phá kỷ lục châu Á với 1 phút 2 giây 50), đôi nam quần vợt (Võ Văn Bảy-Lý Aline).
- 10 bạc: Bóng đá, bóng chuyền, Vương Chính Học (đơn nam bóng bàn), đôi nam bóng bàn (Trần Thanh Dương-Lê Văn Inh), Võ Văn Thành (đơn nam quần vợt), Nguyễn Thị Thìn (đơn nữ quần vợt), Nguyễn Xuân Kháng (judo, 60kg), Đỗ Như Minh (bơi lội, 100m bướm), Hồ Minh Thu (súng ngắn tự chọn), đồng đội nữ súng ngắn.
- 9 đồng: Trương Kim Hùng (xe đạp, 10.000m), đồng đội môn xe đạp (100km đường trường), đồng đội nam bóng bàn, đôi nam bóng bàn (Vương Chính Học-Trần Công Minh), Thạch Cẩm Tòng (judo, 78kg), Trương Đức Hiếu (judo, 86kg), Võ Văn Bảy (đơn nam quần vợt), đôi nam nữ quần vợt (Lý Aline-Nguyễn Thị Thìn), Phan Văn Quyền (quyền Anh, 48kg).
Xếp hạng các đoàn: 1. Thái Lan (47 vàng, 24 bạc, 28 đồng); 2. Singapore (45, 50, 47); 3. Malaysia (30, 35, 49); 4. Myanmar (28, 25, 15); 5. Campuchia (9, 12, 20); 6. Việt Nam (2, 13, 9); 7. Lào (0, 5, 4).
KIM PHƯỢNG
Các tin, bài viết khác
-
Khi Neymar và Messi khiến HLV Galtier... bối rối
-
Đại hội TDTT thủ đô Hà Nội tổ chức thi đấu 25 môn
-
Hơn 60 đội tranh ngôi cao nhất giải vô địch bóng rổ trẻ 3x3 U16, U18 toàn quốc
-
Bóng chuyền Hà Nội tìm nguồn lực dài hơi để vượt khó
-
Bắn súng Đại hội TDTT TPHCM 2022: Nhiều hảo thủ tranh tài
-
Ronaldo quyết tâm trở lại đội hình chính
-
HLV Nguyễn Quốc Tuấn đề nghị BTC bảo đảm an toàn ở trận chung kết U16 Đông Nam Á
-
Càng biến động, chủ Man.United càng… giàu lên
-
FIFA thay đổi ngày khai mạc World Cup 2022
-
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên: Cần có tư duy kinh doanh bóng đá một cách bền vững