Nếu tổng hợp luôn vụ việc mới nhất khi 3 đầu thủ của Thanh Hóa bị tấn công ngoài sân Hàng Đẫy thì dù chỉ mới qua được nửa chặng đường, V-League 2011 coi như đã tổng hợp đầy đủ các thể loại đánh nhau, đủ để cho thấy bóng đá nước ta càng chuyên nghiệp thì càng nẩy sinh bất cập.
Đánh nhau trên sân có ngay từ vòng 1, giữa cầu thủ với cầu thủ, mà chúng ta gọi là “bạo lực sân cỏ”. Nhưng ngay cả chuyện này, nay cũng quá nhỏ. Tấn công nhau xong, có thêm màn rượt đánh trọng tài. Rồi cầu thủ đối phương đang té nằm dưới sân, cũng bị đá thẳng vào người. Rồi bỏ nơi đóng quân đi chơi, cũng bị đánh.
![]() |
Ngày càng nhiều hình ảnh cầu thủ phải nằm sân sau màn bạo lực, bóng đá Việt Nam như thế có đẹp không nhỉ? Ảnh: Hoàng Hùng |
Sau trận đấu, cũng đánh nhau mà trước trận như trường hợp vừa qua, cũng cứ phải đánh nhau nữa cho đủ bộ truyện mang tên “bạo lực thời chuyên nghiệp”. Đấy là chưa kể ông chủ sân lên đánh khán giả nữa đấy.
Dù bắt đầu từ nguyên nhân gì đi nữa thì rõ ràng các cầu thủ đang không còn an toàn như trước. Họ có thể bị tấn công bất kỳ lúc nào, từ bất kỳ ai. Bóng đá vừa xấu xí, lại vừa nguy hiểm. Một điều đáng nói là có khá nhiều trường hợp bị tấn công không rõ nguyên nhân hoặc chưa đủ động cơ để phải ra tay.
Một chuyên viên chuyên ngành xã hội học đánh giá, nếu không chấn chỉnh ngay, để càng lâu thì càng hình thành một kiểu nhận thức trong đầu cầu thủ là phải sẵn sàng để thể hiện bạo lực.
HLV của một đội bóng nổi tiếng là chơi rất rắn như Nguyễn Hữu Thắng cũng còn mơ ước sẽ xây dựng lối chơi đẹp cho Sông Lam Nghệ An. Bởi bóng đá được yêu chuộng đầu tiên vì nó thể hiện nét đẹp của sự vận động, tranh đấu và cách thức giành chiến thắng,
Vậy nên, khi trong và ngoài sân cỏ ngày càng xảy ra những vụ đánh nhau, coi như bóng đá Việt Nam đang tự chọn cho mình “con đường diệt vong”. Thật khó có một nền bóng đá tử tế hoặc chuyên nghiệp thực thụ nào nếu cầu thủ càng có xu hướng bạo lực và dùng chính điều đó để tự bảo vệ mình.
Quan sát các trận đấu tại V-League, một trọng tài giàu kinh nghiệm kết luận: “Đúng là có nhiều thẻ phạt trọng tài dành cho nhiều lỗi không đáng nên mới xảy ra tình trạng gia tăng lượng thẻ. Nhưng nếu thẳng tay trừng trị bạo lực thì số thẻ như vậy vẫn còn ít”. Những trận đấu hay của bóng đá Việt Nam đang lùi dần vào quá khứ.
Điều dễ nhận thấy nhất là hơn nữa mùa rồi vẫn chưa tìm được những tiền vệ biết chơi bóng nghệ thuật kiểu như Nguyễn Minh Phương. Trong khi đó, đội bóng dẫn đầu V-League hiện nay lại dựa vào hàng phòng ngự rắn chắc. Có một lỗ hổng chuyên môn khá lớn mà các nhà tổ chức dường như đang cố tình bỏ qua trong bảng tổng kết của mình.
Một sân bóng đứng hàng chót bảng từ nhiều năm qua về mức độ cuồng nhiệt, luôn vắng khán giả mà chẳng hiểu sao, luôn xảy ra các vụ đánh nhau bên ngoài sân bóng. Đấy là vấn đề không thể bỏ qua dù thiệt hại vừa qua của các cầu thủ Thanh Hóa không lớn. Rõ ràng, khâu tổ chức của V-League đang có vấn đề từ việc quảng bá hình ảnh tốt đẹp cho giải đấu đến quản lý công tác thi đấu.
Bóng đá đẹp thì đang mất đi, tính cạnh tranh chỉ loanh quanh ở nhóm cuối bảng hòng tìm đường tồn tại thì liệu rằng có thể khẳng định chúng ta đang làm chuyên nghiệp một cách đúng hướng?
Hồ Việt
Các tin, bài viết khác
-
Dàn tuyển thủ Việt Nam đi ‘xem giò’ sới phủi Sài thành
-
Lộ diện nhà vô địch giải golf CLB Doanh Nhân Sài Gòn ''Chào hạ 2022''
-
Haaland cần thích nghi với hệ thống “rất phức tạp” của Man.City
-
Conte đòi Tottenham mua bằng được 'Quái thú Hàn Quốc'
-
Võ sĩ jujitsu Phùng Thị Huệ tiếp tục giành HCV giải thế giới tại Thái Lan
-
Chưa mạnh nguồn lực, bóng chuyền Đắk Lắk không thể thuê ngoại binh
-
Tìm kiếm tài năng roller sports cho đội tuyển quốc gia
-
Chán Barcelona, 'nam thần' Umtiti tìm đường về đội bóng cũ
-
HLV Tuchel có 200 triệu để chi tiêu cho 6 tân binh
-
Man.City đồng ý chuyển nhượng Kalvin Phillips