Trong mấy ngày qua, các phương tiện truyền thông Việt Nam nhắc đi, nhắc lại mấy câu phát biểu của các quan chức bóng đá Thái Lan, khi đề cập một cách e ngại bóng đá Việt Nam. Thông tin được loan đi với niềm tự hào (pha chút tự mãn, khi dựa vào thành tích bất ngờ tại Asian Cup 2007 và vòng loại Olympic 2008).
Với kinh nghiệm nhiều năm theo dõi làng cầu Thái Lan và đúc kết qua nhiều giải đấu khu vực, điều mà chúng tôi nhận ra là các chuyên gia bóng đá Thái Lan thích đề cao các đối thủ như kiểu “tung hỏa mù” trước giải đấu. Vậy cách làm đó mang lại điều gì? Lợi như thế nào thì chưa rõ, nhưng cứ hễ mỗi lần họ nói ngại ta là một lần họ hạ “knock out” ta trên sân cỏ. Chúng ta chưa bao giờ thắng ở vạch đích cuối cùng, dù trước đó các đối thủ Thái Lan (ở SEA Games 1999, 2003, 2005) hay Singapore (Tiger Cup 1998) đã hết lời khen ngợi và e ngại chúng ta.
Giữa lời khen, sự e ngại và thực tế đối đầu trên sân là một khoảng cách quá lớn. Riêng với bóng đá Thái Lan họ thích khen và ngỏ lời e ngại đối thủ, còn quan chức bóng đá, giới truyền thông và cầu thủ Việt Nam cũng thích nhận được lời khen, sự e dè, “kính trọng” từ phía đối thủ.
Trong thi đấu thể thao, sự tự tin là cần thiết, nhưng việc “ngủ quên trong tiếng ru của đối thủ” là bi kịch. Bài học đó, các đội tuyển của Việt Nam đã học nhiều lần, nhưng dường như... chưa thuộc.
Qua thi đấu đối kháng trên sân, giữa bóng đá Thái Lan và Việt Nam không còn phân định rõ ranh giới, sự chênh lệch nào về chuyên môn. Khoảng cách giữa ta và bạn được lấp dần. Thậm chí, nhiều người còn nhận xét V-League còn hay hơn T-League.
Thế nhưng, khoảng cách vẫn là khoảng cách và việc thắng được bóng đá Thái Lan luôn là mục tiêu, là mơ ước của nhiều thế hệ huấn luyện viên, cầu thủ Việt Nam. Đó mới là điều đáng nói.
Vậy ta kém họ ở điểm nào mà bao năm nay không thể lấp đầy khoảng cách? Thứ nhất là nền tảng bóng đá trẻ của Thái Lan đã vững, được chuẩn bị từ lâu và có chiều sâu, trong khi Việt Nam chỉ mới bắt đầu. Bộ máy làm việc của Liên đoàn Bóng đá Thái Lan mạnh hơn hẳn VFF, cả về con người lẫn phong cách làm việc.
Sự chuẩn bị về tâm lý của cầu thủ Thái Lan trước giờ ra sân thường tốt hơn của ta, kể cả họ biết cách sử dụng các chiêu độc về tâm lý như các phát ngôn vừa qua của quan chức thể thao và bóng đá là một thí dụ.
“Biết mình, biết người, trăm trận đánh, trăm trận thắng”, nhưng cũng phải biết sàng lọc thông tin, nhất là những nhận xét “bùi tai” cũng là yếu tố quan trọng trong binh pháp nói chung và trong bóng đá nói riêng.
LINH GIAO
Các tin, bài viết khác
-
Vòng 1 Giải bóng chuyền VĐQG 2021: Những cuộc đối đầu thú vị
-
UAE tự tin sẽ đăng cai các trận còn lại của bảng G vòng loại World Cup 2022
-
Vòng 3 LS V-League 2021: Các sân thận trọng với dịch Covid-19
-
“Sói xám Chechnya” Khamzat Chimaev: Suy sụp vì ho ra máu do nhiễm Covid-19, đòi giải nghệ khiến cả UFC náo loạn
-
Lịch thi đấu vòng 26 Serie A: Atalanta thách thức Inter Milan, Juventus gặp lại Lazio
-
Đối thủ của HLV Park Hang-seo... đi trước một bước
-
Alexis Sanchez giúp Inter Milan tiến gần đến Scudetto
-
Chelsea không có thời gian để ăn mừng
-
Đề xuất tiêm vắc xin Covid-19 cho các CLB Việt Nam dự AFC Cup 2021
-
Bruno Fernandes 'sẽ được tăng lương gấp đôi' tại Man Utd với hợp đồng 200.000 bảng/tuần