Nếu SLNA dùng đào tạo để làm nền tảng thì B.Bình Dương lại áp dụng chính sách theo kiểu “trải thảm đỏ mời nhân tài” như nhiều lĩnh vực khác của tỉnh này. Nếu tại SLNA, cầu thủ trẻ luôn có cơ hội ra sân thì ở B.Bình Dương, họ sử dụng tối đa các quyền về ngoại binh để đưa ra sân thi đấu với phương châm “tốt nhất có thể”.

CĐV đội B.Bình Dương luôn “cháy” hết mình cùng đội nhà. Ảnh: Nhật Anh
SLNA thành lập mô hình Đoàn bóng đá hoạt động theo kiểu “nửa nhà nước – nửa tư nhân” sớm nhất Việt Nam thì, Bình Dương lại là đội đầu tiên áp dụng mô hình Công ty cổ phần bóng đá sớm nhất V-League. SLNA không có doanh nghiệp sở hữu, không có một ông bầu nào cụ thể thì Bình Dương lại có đến… 2 ông bầu. Một là vị chủ tịch công ty bóng đá sở hữu trực tiếp CLB và 1 là người đứng đầu Tập đoàn Becamex. Nếu SLNA là đội có hệ thống CĐV hùng mạnh nhưng khởi đầu hoàn toàn tự phát thì Bình Dương lại có Hội CĐV chính thức đầu tiên của V-League có hẳn nhà tài trợ riêng.
Nói cách khác, giữa 2 đội bóng này là một vực thẳm về sự khác nhau trong cách vận hành và xây dựng nền tảng nhưng họ lại có một điểm giống nhau mà cho đến nay, chưa có CLB nào có thể làm điều tương tự: Dùng bóng đá để kiếm tiền. Nếu SLNA bán cầu thủ để có ngân sách đào tạo thì B.Bình Dương lại có nguồn thu từ quảng cáo và dùng nó để nuôi đội bóng. Đó đều là 2 cách kiếm tiền khả thi nhất của bóng đá Việt Nam, đáng để nghiên cứu và áp dụng cho mọi CLB khác.
Việt Long
Các tin, bài viết khác
-
Tổ chức Giải bóng đá Báo chí miền Trung lần thứ VIII năm 2022
-
Người hùng World Cup Nguyễn Văn Hiếu cùng dàn sao phủi Việt hội ngộ tại Huế dự Huda Cup 2022
-
Đội tuyển U23 Việt Nam đến UAE
-
Nguyễn Anh Đức tái xuất cùng đội tuyển Việt Nam
-
Đội U23 Việt Nam lên đường sang UAE
-
Xuân Trường, Tuấn Anh. Tấn Trường… không có tên ở ĐT Việt Nam
-
Bóng đá Việt Nam và Thái Lan lại gặp nhau ở giải trẻ
-
U23 Việt Nam lại hội quân chuẩn bị tái đấu cùng U23 Thái Lan
-
AFF Cup có nhà tài trợ mới
-
FIFA ấn định thời gian và địa điểm bốc thăm chia bảng VCK World Cup nữ 2023