Nếu lấy mốc thời gian Asian Games 7 tại Tehran (Iran) năm 1974 làm điểm kết thúc một giai đoạn và Asian Games 9 tại New Delhi (Ấn Độ) năm 1982 là sự khởi đầu một quá trình hội nhập mới thì sự gián đoạn của thể thao Việt Nam trên đấu trường khu vực chỉ vỏn vẹn một kỳ đại hội. Đó là Asian Games 8 tại Bangkok (Thái Lan) năm 1978 không có sự tham dự của đoàn thể thao Việt Nam (từ 9-12 đến 20-12).
Cũng nên nói rõ hơn rằng đoàn thể thao Việt Nam tham dự từ Asian Games 7 (từ ngày 1-9 đến 16-9-1974) về trước là đoàn thể thao của Sài Gòn cũ. Hình ảnh một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất cùng diễu hành quanh sân vận động dưới một ngọn cờ chung làm trào dâng trong lòng mỗi vận động viên đất Việt niềm kiêu hãnh, tự hào. Dù chỉ đoạt một huy chương đồng trong lần trở lại ngôi nhà châu Á tại Asian Games 9 nhưng đó là tấm huy chương vô cùng quí giá, thật ý nghĩa. Xạ thủ Nguyễn Quốc Cường trong môn súng ngắn 60 viên là người lập công.
4 năm sau, đoàn thể thao Việt Nam vắng mặt tại Asian Games 10 tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc, nhưng quay lại tham dự Asian Games 11 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, dù ra về tay trắng. Sự hội nhập không hoàn toàn đơn giản. Với một đất nước vừa trải qua chiến tranh khốc liệt, thì việc đầu tư cho một đoàn thể thao quy mô, tiêu tốn ngân sách to lớn là điều không thể. Cuộc đua giữa thể thao Việt Nam với các nước trong khu vực tựa như cuộc đua giữa người chạy bộ và người chạy xe máy. Ta khó mà đuổi kịp bạn nếu không có chiến lược đầu tư thể thao khoa học, hiệu quả và một nền kinh tế phát triển tốt làm chỗ dựa về tài chính.
Asian Games 12 tại Hiroshima, Nhật Bản, đoàn thể thao Việt Nam được chuẩn bị chu đáo, với nhiều môn thể thao mạnh, thi đấu với mục tiêu tranh chấp huy chương hẳn hoi, chứ không đơn thuần là học tập kinh nghiệm, giao lưu kết bạn. Võ sinh Trần Quang Hạ thi đấu trong nội dung Taekwondo hạng cân 58kg, vượt qua hàng loạt đối thủ mạnh để giành huy chương vàng một cách xứng đáng. Hai nữ võ sinh môn Karatedo là Phạm Hồng Hà và Phạm Hồng Thắm cũng thi đấu xuất sắc, giành thêm hai huy chương bạc cho đoàn thể thao Việt Nam, xếp vị trí 20/42 đoàn thể thao khu vực.
Asian Games 13 tại Bangkok, Thái Lan, đoàn thể thao Việt Nam gặt hái thành tích tốt hơn 4 năm trước. Võ sinh Hồ Nhất Thống bảo vệ thành công chiếc huy chương vàng Taekwondo hạng cân 58kg, mà đàn anh Trần Quang Hạ đã đoạt được 4 năm trước. Ngoài ra, Việt Nam còn đoạt thêm 5 huy chương vàng (tăng 3 chiếc) và 11 huy chương bạc ở kỳ đại hội này, xếp hạng 22/41.
Asian Games 14 tại Busan, Hàn Quốc đánh dấu sự vượt trội của thể thao Việt Nam trên đấu trường khu vực. Với 4 huy chương vàng, 7 huy chương bạc và 7 huy chương đồng đoạt được, đoàn Việt Nam xếp vị trí thứ 15/44 đoàn thể thao các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Sự tiến bộ về thành tích trên đấu trường Asian Games không chỉ khẳng định vị trí của Việt Nam, mà còn chứng minh tính đúng đắn trong quá trình đầu tư và định hướng phát triển nền thể thao xã hội chủ nghĩa, linh hoạt trong việc tiếp cận thể thao chuyên nghiệp ở một tầm mức cao.
Kỳ sau: Đôi nét về đoàn thể thao Việt Nam tại Doha.
LINH GIAO
Các tin, bài viết khác
-
HLV Guardiola: “Bảng xếp hạng là điều cuối cùng tôi nghĩ đến”
-
Tay đua Tom Dumoulin: “Tôi đã vì mọi người mà quên mất bản thân mình”
-
Messi trở lại đội hình đấu cúp
-
Man.City nhàn nhã chiếm ngôi đầu sau chiến thắng “5 sao”
-
Carlo Ancelotti tiết lộ khát vọng đưa Everton vào Champions League
-
Solskjaer chỉ ra những phẩm chất mà các tiền đạo Man United phải học hỏi Cavani
-
Các đội V-League thay ngoại binh như ‘thay áo’ trước giờ G
-
Chelsea ký hợp đồng 18 tháng với Thomas Tuchel
-
Nadal ám chỉ Djokovic khi nói về đề xuất cách ly, nhưng cả 2 sẽ xuất trận ở A Day at the Drive
-
Giải chạy Vietnam Trail Marathon 2021: Hơn 4.000 VĐV sẽ khuấy động đường đua Mộc Châu