HLV Đội tuyển đấu kiếm Nga: “Làng VĐV không phải là Nhật Bản thế kỷ 21, là Nhật Bản thời trung cổ”

HLV Đội tuyển đấu kiếm Nga, ông Ilgar Mammadov, đã có những chia sẻ về điều kiện sống và sinh hoạt của các học trò của ông ở trong Làng VĐV. Tiếc là, những chia sẻ này đều mang tính chất tiêu cực. Bên cạnh việc những ca lây nhiễm Covid-19 liên quan đến Olympic Tokyo tiếp tục gia tăng, việc Làng VĐV bị chỉ trích khiến mọi thứ càng thêm ảm đạm!

Làng VĐV nhìn từ bên ngoài
Làng VĐV nhìn từ bên ngoài

Vị HLV kiếm thuật kỳ cựu sinh năm 1955, từng góp mặt ở Thế vận hội suốt từ giải Olympic Seoul 1988 (khi đó còn trong vai trò VĐV săn HCV) cho đến tận ngày hôm nay (hiện là trong tư cách một HLV) đã có những bày tỏ thẳng thắn không hề e ngại va chạm với BTC của Olympic Tokyo 2020, bất chấp tổ chức này đang đối mặt với vô vàn áp lực và mệt mỏi.

“Hôm nay, chúng tôi đã bay đến Tokoy và đến xem Làng VĐV, tìm hiểu điều kiện sống và sinh hoạt mà các học trò tôi sẽ trải qua trong suốt quãng thời giant ham dự Olympic Tokyo 2020. Các bạn biết đó, đây là kỳ Thế vận hội mùa Hè thứ 9 trong cuộc đời của tôi, tôi đã không bỏ lỡ một kỳ giải Olympic nào suốt từ Seoul 1988 cho đến nay. Vì thế, xét về mặt cá nhân, chưa từng thấy qua một kiểu điều kiện sống - sinh hoạt như vậy ở một Làng của CĐV…”.

HLV Đội tuyển đấu kiếm Nga: “Làng VĐV không phải là Nhật Bản thế kỷ 21, là Nhật Bản thời trung cổ” ảnh 1 Cổng ra vào Làng CĐV được kiểm tra an ninh - y tế nghiêm ngặt
“Nói một cách nhẹ nhàng, chúng tôi ngạc nhiên với điều kiện sống và sinh hoạt ở Làng VĐV lần này, nơi mọi thứ, theo lý thuyết, là nhằm mục đích để các VĐV có thể cảm thấy thoải mái. Đây không phải là Nhật Bản của thế kỷ 21. Làng VĐV ở kỳ Olympic này thật sự như là thời trung cổ vậy. Tôi thì không lo lắng cho bản thân mình. Tôi ăn ngủ như thế nào cũng được. Nhưng mà, tôi chỉ cảm thấy tiếc nuối với các học trò, và cho các VĐV của tôi mà thôi!”.

“Ở đây, thiết kế có những bức tường thạch cao rất khó hiểu. Không phải con số mà là những căn phòng, tôi không biết liệu phòng mình có cửa sổ hay là không. Các phòng tắm giống như là cái phi trường vậy, rộng khoảng 1 mét vuông rưỡi. Hơn nữa, cái phòng tắm này là dành cho… cả đội chúng tôi. Như vậy, bạn có thể mường tượng các VĐV sử dụng phòng tắm này như thế nào không? Đơn giản phải xếp hàng, điều đó hoàn toàn không bình thường!”.

HLV Đội tuyển đấu kiếm Nga: “Làng VĐV không phải là Nhật Bản thế kỷ 21, là Nhật Bản thời trung cổ” ảnh 2 Nhìn trên hình ảnh, Làng VĐV không đến nỗi quá tệ như Mammadov nói
“Các ổ cắm điện và để sạc pin và các trang thiết bị điện tử lại nằm ở phía bên kia căn phòng, để kết nối, phải kéo dây thật dài từ bên này sang phía bên kia. Làm thế nào để kết nối internet, sau đó truy cập các trang web thông tin, trang mạng xã hội… vẫn là thứ gì đó rất bí ẩn, chẳng có hướng dẫn dễ hiểu ở bất kỳ đâu? Và ở đây, tôi vẫn chưa tiết lộ về mấy cái giường nữa nha! Tuy nhiên, như BTC đã nói, tự bản thân mỗi người phải làm quen với tất cả mọi thứ. Chính bản thân chúng tôi cũng phải tự làm quen với những điều kiện này. Chỉ vậy thôi”.

Trong sự nghiệp kiếm sĩ của mình, ông Mammadov đã liên tục giành HCV trong nội dung Kiếm liễu đồng đội ở 2 kỳ Olympic là Seoul 1988 (Hàn Quốc) - khi này còn đang thi đấu cho màu áo của tuyển Liên Xô, và Atalanta 1996 (Mỹ) - lúc này đã đại diện cho tuyển Nga. Ngoài ra, ông từng thắng HCV ở Giải Vô địch thế giới môn đấu kiếm, cũng trong nội dung Kiếm liễu đồng đội nam. Ở Olympic Rio de Janeiro 2016, ông đã dẫn dắt Đội tuyển đấu kiếm Nga giành đến 4 HCV (trong các nội dung Kiếm liễu đồng đội nam, Kiếm liễu cá nhân nữ, Kiếm chém cá nhân nữ và Kiếm chém đồng đội nữ), 1 HCB và 2 HCĐ, xếp đầu của Bảngtổng sắp huy chương...

HLV Đội tuyển đấu kiếm Nga: “Làng VĐV không phải là Nhật Bản thế kỷ 21, là Nhật Bản thời trung cổ” ảnh 3 Đội tuyển Kiếm liễu Nga ở Rio de Janeiro 2016

Tin cùng chuyên mục