Hình ảnh “chảo lửa Cao Lãnh” chỉ còn trong kỷ niệm

Nói về sự sa sút của bóng đá miền Tây, ông Phạm Duy Tiến (Nguyên Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Đồng Tháp) nhấn mạnh rằng đấy không hề là điều bất ngờ: “Các đội bóng khu vực ĐBSCL rơi vào nghịch cảnh ở mùa bóng năm nay không làm ai ngạc nhiên. Bởi đúc kết từ những năm gần đây, bóng đá ĐBSCL dần sa sút về chuyên môn, các tiền đề cho bóng đá khu vực này vươn lên đối diện nhiều khó khăn hay nói đúng hơn bế tắc không đường ra”.

Đồng Tháp từng là một thế lực của bóng đá phía Nam
Đồng Tháp từng là một thế lực của bóng đá phía Nam

Không chỉ vắng bóng ở V-League và sa sút ở Giải hạng Nhất hiện tại, mà dự báo trong vài năm tới bóng đá ĐBSCL cũng khó có đại biểu ưu tú nào xứng tầm đứng vào các bậc anh hào thi đấu ở các hạng cao nhất của bóng đá Việt. Nguyên nhân của câu chuyện này không chỉ là tiềm lực tài chính. Điều này còn đến từ cách nghĩ, cách làm và sự thích ứng nhiều yêu cầu của bóng đá chuyên nghiệp. Bóng đá ở xứ này có thừa khát vọng, tình yêu và cả tiềm năng về một phong trào bóng đá phát triển khá tốt. 

Tuy nhiên những yếu tố trên chưa đủ để có nền bóng đá mạnh. Tiền là yếu tố tiên quyết nhưng không phải quyết định tất cả. Tôi lấy ví dụ CLB Cần Thơ không phải yếu về tiền. Vậy nên phải có nhiều yếu tố kèm theo mới tạo được sức mạnh bền vững. 

Với bóng đá Đồng Tháp nhiều năm là trung tâm đào tạo trẻ mạnh của quốc gia. Hãy nhìn thành tích của các đội trẻ mà địa phương mang lại nhiều năm gần đây thật đáng nể. Nhưng khi bóng đá chuyên nghiệp ra đời, sự vào cuộc bằng tiềm lực tài chính mạnh tay đến từ các “ông bầu” khiến bóng đá Đồng Tháp tụt dần. 

Hình ảnh “chảo lửa Cao Lãnh” chỉ còn trong kỷ niệm ảnh 1 Họ còn được ví như "Anh Hai Đồng Bằng"

Mạnh mẽ lên được một vài năm nhờ vào sự tiếp sức của Tập đoàn Cao su nhưng sau đó lại xuống dốc và đến bây giờ mất dần “thương hiệu”. Hình ảnh “chảo lửa Cao Lãnh” ngày nào chỉ là một kỉ niệm, nói vui rằng “nếu bóng đá Việt Nam còn bao cấp thì bóng đá Đồng Tháp vẫn là một tượng đài rất mạnh”.

Điều đầu tiên làm cho một đội bóng mạnh là tiềm lực tài chính. Điều này quyết định đến hàng loạt các vấn đề. Thiếu điều này thì bóng đá Việt Nam sẽ không có các đội HA.GL, Hà Nội hay Becamex Bình Dương. Khi có tiền để hoạch định hướng đi thì tổ chức, bộ máy và nguồn nhân lực, ví dụ nhà quản lý, HLV và một loạt ekip đủ mạnh mới có thể làm cho bóng đá khu vực mạnh lên. Nhưng như tôi đã nói bóng đá ĐBSCL thiếu nhiều yếu tố cấu thành nên không thể phát triển tốt. 

Bóng đá chuyên nghiệp là một sân chơi khắt khe, yêu cầu nhiều tiêu chí cần có. Không thể có cảm nhận chủ quan hay sự ưa thích thuần túy. Chúng ta phải tham mưu được cho cấp lãnh đạo cao nhất về mô hình phát triển bóng đá của địa phương bằng những tiềm lực đã có và sẽ có của địa phương mình, biết vận dụng thích hợp ắt thành công.

Tin cùng chuyên mục