Hành trình đến V-League của cầu thủ ngoại

Từ mùa bóng 2000/2001, khi bóng đá Việt Nam chuyển sang chuyên nghiệp, các đội được phép sử dụng cầu thủ nước ngoài thì các nhà môi giới cầu thủ cũng tìm cách tiếp cận các đội để giới thiệu cầu thủ. 

Bầu Thụy và cò Đại, bộ đôi đình đám một thời ở CLB Xuân Thành Sài Gòn. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
Bầu Thụy và cò Đại, bộ đôi đình đám một thời ở CLB Xuân Thành Sài Gòn. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Họ có giấy chứng nhận của FIFA với vai trò đại diện cầu thủ, có người gọi là nhà môi giới, hay ngắn gọn hơn là cò cầu thủ. Những người đầu tiên có thể kể đến ông John Morris (Australia), người đã giới thiệu cầu thủ cho Bình Định, SLNA, Cảng Sài Gòn như Blessing, Aliu, Gonden... Hay Jolly Ogu (Nigeria), đến khi BTV Cup trở thành thị trường tiếp thị cầu thủ ngoại thì có thêm Mauro (Brazil), được biết đến như dẫn đội Matsubara với các cầu thủ Kesley Alves, Martin Trindade, De Jesus, Leandro, Denilson… 

Để tiếp cận nhanh hơn với nguồn cầu thủ nước ngoài mà thị trường V-League vốn rất rộng, nhiều Chủ tịch, GĐĐH đã nghiên cứu tận "lò" ở nước ngoài mà không phải qua trung gian, hoặc chí ít cũng giảm kênh trung gian. Như ông Nguyễn Đức Kiên đã sang tận châu Âu để lấy nguồn, nhân vật thuộc hàng "sao" đầu tiên của V-League được bầu Kiên đưa về V-Leaguae là HLV Detari (Hunggary), hay sau khi thăng hạng bầu Đức trực tiếp sang Thái Lan để tuyển thế hệ giỏi nhất của bóng đá Thái sang Việt Nam. Còn Bình Định cũng tiếp cận nguồn cầu thủ Nga qua người cháu của HLV Romansev... 

Hành trình đến V-League của cầu thủ ngoại ảnh 1 Bầu Kiên và HLV Detari ở Hà Nội ACB. Ảnh: Quốc Cường
Nhưng nguồn chính để hầu hết các đội quan tâm vẫn từ các cò cầu thủ. Bởi lẽ nguồn từ cò vẫn rộng hơn và giá tiền cũng đa dạng. Khi đôi bên xác nhận, cầu thủ chỉ lên đường sang thử việc. Phần còn lại (vé máy bay, lương, lót tay) đã có cò lo. Thị trường cầu thủ trở nên nhộn nhịp từ những năm cuối thập niên 2000, và thêm nhiều nhà môi giới khác nhập cuộc như Trần Tiến Đại, Mei Mua, cả hai vốn có nghề nên cách thức vận hành cũng bài bản hơn. Sau này xuất hiện thêm dạng "cò" khác là chỉ ngồi dò xem cầu thủ nào gần hết hạn hợp đồng là tiếp cận rồi dọ các CLB khác để hưởng chênh lệch. Nhiều cầu thủ ngoại sau khi giải nghệ cũng tham gia vào thị trường này như Livingstone, Bakare. 

Cò cầu thủ vốn dĩ là nghề buôn không vốn, hơn nhau ở những mối quan hệ, nhưng cách tiếp nhận thành công hay thất bại của các cò khá khác nhau. Những cò có kinh nghiệm và quan hệ tốt, khi đưa cầu thủ sang là giới thiệu đến các đội có khả năng tài chính mạnh. Sau khoảng thời gian thỏa thuận nếu thấy khó hy vọng là rút dần sang những đội yếu tài chánh. Có trường hợp đến cận ngày chốt danh sách, CLB mới chấp thuận ký hợp đồng và khi ấy cò chỉ hòa vốn  chỉ nhận lại vừa đủ tiền vé máy bay cho cầu thủ. Dù vậy, họ vẫn vui vẻ chấp nhận như thể… giữ mối.

Nhưng cũng có cò phản ứng rất tiêu cực khi cầu thủ mình gởi không qua được kỳ kiểm tra. Một HLV V-League nói: "Chúng tôi vốn nhận cầu thủ từ nhiều nguồn, và điều kiện, thỏa thuận cũng na ná nhau nên yếu tố chuyên môn là điều ưu tiên hàng đầu".

Hành trình đến V-League của cầu thủ ngoại ảnh 2 Kiatisak và Chukiat trong ngày đầu ở sân Pleiku. Ảnh: Quốc Cường
Để quân mình trụ lại qua kỳ kiểm tra, các cò thường làm nhiều cách để cầu thủ của mình chiếm ưu thế. Thậm chí có cò còn gởi tin đến 1 số phương tiên truyền thông là cầu thủ mình đã được CLB X, Y... ký hợp đồng, nhưng khi kiểm tra lại thì mọi chuyện vẫn chưa đâu vào đâu như từng xảy ra ở một số đội phía Nam.

Khác với những năm đầu chưa quen với thị trường cầu thủ ngoại và các thủ tục, từ VFF đến các CLB đã học được nhiều điều:

-Không sử dụng ITC (giấy chuyển nhượng quốc tế) qua bản fax mà từ email của LĐBĐ hoặc CLB. Bởi ở thời kỳ đầu, chuyện làm giả ITC được biết là có xuất hiện.

-Bên cạnh việc khám sức khoẻ bắt buộc trước khi ký hợp đồng, có CLB cũng tiến hành khám sức khỏe đột xuất khi nghi cầu thủ sử dụng doping để qua được kỳ kiểm tra. 

-Không lấy tất cả ngoại binh từ 1 nguồn để tránh chuyện không kiểm soát được cầu thủ khi có "biến". Tiền lót tay không đưa 1 lần mà phân ra 3-4 đợt để tránh việc ra yêu sách mỗi cuối mùa để ép CLB ký hợp đồng mới. 

Tin cùng chuyên mục