Chúng ta còn nhớ sau khi giành chiến thắng trên sân Mỹ Đình, vị huấn luyện viên trưởng đội tuyển Thái Lan đã có câu nói khá hóc: “Cầu thủ Việt Nam chơi boxing”. Câu nói ám chỉ lối chơi cứng rắn của đội chủ nhà là nguyên nhân làm họ bại trận.
Người Việt Nam nào khi nghe câu nói ấy cũng thấy nhói trong tim. Nó không đơn thuần là lời phê bình, mà mang đầy giọng điệu trịch thượng theo kiểu “bề trên”. Thôi thì người thắng có cái lý của họ.
Thế nhưng, nếu ai xem trực tiếp trận chung kết lượt về giữa Thái Lan và Singapore diễn ra vào tối 4-2 sẽ thấy ông HLV Charnwit chỉ biết nói người, chứ không biết nhìn lại mình. Sau khi dẫn trước Singapore một bàn, thay vì tiếp tục duy trì sức ép, ghi thêm bàn thắng nữa để đảm bảo chiến thắng thì cầu thủ Thái Lan lại quay ra chơi rắn, mà dẫn đầu lại là tiền vệ Thonglao.
Cầu thủ này có cú bỏ bóng đạp thẳng vào chân đối phương để nhận thẻ vàng, mà lý ra phải là thẻ đỏ trực tiếp. Kế đó, khi bị Amri san bằng tỷ số, đồng nghĩa với chiếc cúp vô địch vuột khỏi tầm tay, các cầu thủ chủ nhà càng gia tăng lối chơi rắn. Thonglao dùng đầu húc thẳng vào mặt đối phương, nhưng các trọng tài làm ngơ. Rõ ràng, trong trận này tổ trọng tài có phần lệch sang phía Thái Lan.
Người viết muốn dấn sâu hơn một chút về Thonglao, cầu thủ sẽ chơi tại V-League 2007, dưới màu áo Hoàng Anh Gia Lai. Cựu vô địch Việt Nam hy vọng Thonglao sẽ thay thế được sự vắng mặt của Kiatisak, nhưng theo chúng tôi thì sẽ không thể. Đẳng cấp và tính cách của cầu thủ này hoàn toàn kém xa Kiatisak và khó lòng giúp HAGL tìm lại ánh hào quang xưa. Tóm lại, một trong những nguyên nhân làm Thái Lan mất cúp cũng bắt nguồn từ việc cầu thủ của họ sớm chuyển sang chơi... boxing.
Một ngày sau trận chung kết lượt về, ông Charnwit lại phát ngôn với báo chí: “Singapore vô địch nhờ Thái Lan fair-play (tức chơi đẹp)”. Thật ra, đội tuyển Thái Lan không thể không fair-play, vì trước mặt họ là án phạt của Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) đang chờ đợi, do việc họ tự ý ngưng trận đấu mất 15 phút ở trận chung kết lượt đi.
Và người khởi đầu cho vụ làm gián đoạn trận đấu chính là huấn luyện viên Charnwit. Băng ghi hình và các bức ảnh chụp, cùng các nhân chứng có mặt ngay tại khu vực kỹ thuật của đội tuyển Thái Lan đã cung cấp cho AFF những bằng chứng không thể chối cãi. Vì vậy, cách tốt nhất để tránh án phạt, hoặc ít nhất cũng làm dịu tình hình chính là một thái độ fair-play.
Song, nếu có fair-play ở trận chung kết lượt về thì đó chính là nhờ công của 30 ngàn cổ động viên Thái Lan có mặt trên khán đài. Họ mặc trang phục màu vàng để tỏ lòng thành kính, chúc thọ đức vua của mình và cũng bày tỏ sự thân thiện đối với cổ động viên khách ngồi sát cạnh ngay bên họ.
Chính cách cư xử đúng mực, hòa bình của người Thái đã làm AFF suy nghĩ nhiều về án phạt sắp đưa ra của mình. Nếu án phạt giảm nhẹ hoặc được bỏ qua thì công đầu thuộc về Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thái Lan Vijitr Getkaew và người hâm mộ Thái. Riêng đội quân của ông Charnwit thì không. Như chúng tôi đã nêu ở phần trên, họ đã chơi một thứ bóng đá lai boxing thì không thể gọi là fair-play được.
LINH GIAO
Các tin, bài viết khác
-
HLV Thái Quang Lai bất ngờ chia tay đội bóng chuyền nam Hà Tĩnh
-
HLV Mai Đức Chung chốt danh sách tham dự AFF Cup nữ 2022
-
Viettel FC tiến gần tấm vé đi tiếp ở AFC Cup 2022
-
Ten Hag điều hành buổi tập đầu tiên tại Man.United
-
Borussia Dortmund 'bùng nổ' trên thị trường chuyển nhượng
-
Lọt vào bán kết đơn nam, bóng bàn Việt Nam rộng cửa giành huy chương cá nhân giải vô địch Đông Nam Á
-
Wimbledon: Maria Sakkari muốn tạo “cuộc cách mạng Hy Lạp”, đến All England Club để đăng quang
-
Pau - đội bóng mới nổi ở Ligue 2
-
Quang Hải gia nhập Pau FC
-
Courtois có cách lưu dấu độc đáo chiến tích châu Âu