Bóng đá Nghệ An sau thời Hữu Thắng thì người hâm mộ coi Huy Hoàng như biểu tượng của đội bóng. Sau đó lại đến “thằng béo” Văn Quyến hay Trọng Hoàng nổi lên giống người kế tục. Trong số những gương mặt vừa nhắc, chỉ còn mỗi Hữu Thắng ở lại nhưng anh giờ là nhà cầm quân nên lãnh đạo ở đây phải cuống cuồng lên đi tìm thủ lĩnh tinh thần mới.
Thực chất thì Công Vinh không hề xa lạ nhưng bị “khó ở” khi cái bóng của Quyến ngày trước quá lớn nên lúc đó anh phải ra đi để tới mùa bóng 2013 mới quay lại quê hương.
Những ngày qua, thông tin Vinh được C.Sapporo (Nhật) hỏi mua với giá 5 tỷ đồng khiến nhiều người vui là anh có cơ hội sang J-League chơi bóng như người mở đường cho các thế hệ sau tiếp bước. Tuy vậy, với lãnh đạo CLB họ lại không muốn, nhất là qua cách phát ngôn của ông Tổng là “500 tỷ đồng cũng không bán” cho thấy một sự thật, bóng đá Nghệ An đang khát người.
Nhớ lại cách đây một mùa bóng, ngày đó HLV Nguyễn Hữu Thắng và Trưởng đoàn Nguyễn Hồng Thanh hay ca ngợi Trọng Hoàng là cầu thủ tốt, tầm ảnh hưởng rộng với đồng đội và có sức lan tỏa đến người hâm mộ. Vậy mà vừa xong V-League 2013 thì anh vào chơi cho B.Bình Dương cùng Văn Hoàn và Văn Bình.
![]() |
Lãnh đạo đội bóng SLNA quyết giữ Công Vinh làm biểu tượng cho bóng đá xứ Nghệ. Ảnh: Minh Hoàng |
Ba cầu thủ này ra đi rồi đội bóng cũng tìm được người thay như trước đó có người từng tiếp nối sau Hữu Thắng, Huy Hoàng… nhưng ít ai nghĩ họ lại quyết liệt với phi vụ Công Vinh khi từ chối thẳng lời đề nghị của C.Sapporo. Việc mà nói như một khán giả địa phương là cố làm ra vẻ cho căng vụ này nhưng thực chất nhằm hạn chế nạn chảy máu chất xám đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến bóng đá xứ Nghệ.
SLNA không cần nhắc lại cũng biết họ là cái nôi đào tạo trẻ nức tiếng cả nước. Song, có một sự thật là trong những năm qua bóng đá trẻ Nghệ An đang bị chựng lại ở giải U21 QG, do tính từ 2003 tới giờ ngoại trừ lần vô địch hồi năm 2012 thì còn lại là thất bại. Chưa nói SLNA không phải là đội bóng giàu có, giỏi đua tiền nên chuyện giữ chân nhân tài với đội bóng này không phải là việc dễ dàng gì.
Khó trách cầu thủ rời bỏ quê hương ra đi do đời cầu thủ không dài, nguy cơ rủi ro trong thi đấu lại rất cao nên họ luôn chọn cho mình những nơi đem lại lợi ích nhiều trước khi giải nghệ. Rõ nhất là bộ ba cầu thủ nói trên từng “thề thốt” với đội bóng quê nhà nhưng cuối cùng cũng chạy theo tiếng gọi của đồng tiền bởi còn tương lai phía trước. Bây giờ SLNA giữ Vinh ở lại như là cố níu kéo, dù thực chất ngày còn chơi bóng ở đây anh chưa từng được xem như biểu tượng.
SLNA có quyền không bán Vinh, nhưng bóng đá VN thì mất nhiều thứ, nhất là lúc này nếu cầu thủ trẻ nào đó ra nước ngoài chơi bóng phải làm lại từ đầu. Do trước họ chưa có ai xuất ngoại để đá bóng một cách đúng nghĩa, trong khi Công Vinh mới đây tưởng lĩnh ấn tiên phong nhưng cuối cùng đành ở lại quê nhà. Đáng buồn thay.
ĐỨC DŨNG
Các tin, bài viết khác
-
FIFA ấn định thời gian và địa điểm bốc thăm chia bảng VCK World Cup nữ 2023
-
Việt Nam đăng cai vòng loại bảng U17 châu Á 2023
-
Đội tuyển Việt Nam sẽ so tài cùng đội Afghanistan tại TPHCM
-
Quang Hải vào “khoác áo” CLB Cần Thơ
-
Xứng danh Quả bóng Vàng Việt Nam
-
AMY CUP: Xăng dầu Phước Hưng đăng quang vô địch, khép lại giải đấu đầy sôi động và thành công
-
HAGL chia tay AFC Champions League 2022 bằng chiến thắng
-
Futsal nữ Việt Nam kết thúc tập huấn nước ngoài, gia nhập ‘làng’ SEA Games 31
-
Đội Olympic Việt Nam sẽ dự phòng cho U23 Việt Nam ở SEA Games 31
-
AMY CUP: 2 trận BK kịch tính phải đá 11m luân lưu, Xăng dầu Phước Hưng tái chiến Nghĩa Tình - Kim Ngân ở CK