Dù cho đến nay, giải đấu này đã nằm dưới sự bảo trợ của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, nhưng chúng ta không quên sự cố gắng duy trì, nỗ lực vượt khó của đơn vị sáng lập và tổ chức giải, tức Liên đoàn Bóng đá TPHCM (HFF).
|
Quang cảnh cuộc họp báo. |
Ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, các quan chức HFF đã có ý định tổ chức một giải đấu quốc tế, vừa là cơ hội cọ xát cho các cầu thủ trong nước với các đội bóng quốc tế, vừa là dịp để người hâm mộ Việt Nam trực tiếp thưởng thức những trận cầu hay và quan trọng hơn là cách “tiếp thị hình ảnh” tốt nhất của liên đoàn địa phương trong bối cảnh Liên đoàn Bóng đá quốc gia vẫn còn “non kinh nghiệm”.
Cần lưu ý rằng, trong thời điểm này, đa số các hoạt động, giao dịch, đối ngoại của VFF đều mượn trụ sở của HFF tại sân Thống Nhất. Ngoài ra, LG Cup đầu tiên tổ chức vào năm 1992 là giải đấu quốc tế duy nhất trong năm, cũng là dịp để bóng đá Việt Nam giới thiệu mình với bạn bè trong khu vực.
Trải qua bao thăng trầm, Cúp bóng đá TPHCM không tránh khỏi những khó khăn thuở ban đầu. Nếu như giải lần đầu chỉ mang tính “nội bộ”, với 8 đội bóng trong nước thì 2 năm sau, giải có sự tham dự của đội quốc tế đầu tiên, đội E Land của Hàn Quốc và Telephone B từ Thái Lan.
Và cũng từ đây, các đội bóng trong nước cũng chia tay với chiếc cúp vô địch. Tên gọi “Cúp bóng đá TPHCM” cũng bắt đầu được gọi từ giải này. Thế nhưng, vì nhiều lý do, giải gián đoạn từ năm 1996 và chỉ được nối lại tổ chức vào năm 1999. Đến Cúp bóng đá TPHCM lần 6, giải mang thêm tên nhà tài trợ chính, LG Cup 2000.
Số lượng đội tham dự thu hẹp, nhưng chất lượng thi đấu giải được nâng lên một cách rõ rệt, với sự tham dự thường xuyên của đội tuyển quốc gia hoặc đội Olympic quốc gia.
Đánh dấu cho “sự trở lại” của đội chủ nhà chính là chức vô địch của đội tuyển Việt Nam tại Cúp bóng đá TPHCM-LG Cup 2003. Dù 1 năm sau, đội tuyển tụt xuống vị trí á quân, nhưng đã có một trận chung kết để đời với đội tuyển Sinh viên Hàn Quốc (thua 3-4).
13 năm qua, với 10 lần tổ chức, Cúp bóng đá TPHCM – LG Cup đã khẳng định mình là giải bóng đá quốc tế “dài hơi”, qui mô nhất nước hiện nay. Bước vào giải đấu thứ 11, người hâm mộ chờ đợi một giải đấu hấp dẫn hơn, hào hứng hơn và tất nhiên là thành công hơn đối với đội U 23 quốc gia.
U23 Việt Nam cùng 3 đội khách thi đấu vòng tròn |
Bảng thành tích các nhà vô địch qua 10 lần tổ chức
- Năm 1992: TPHCM 1.
- Năm 1993: Công an TPHCM.
- Năm 1994: E Land (Hàn Quốc).
- Năm 1995: Tuyển Singapore.
- Năm 1999: Tiên phong Hoàn Đảo (Trung Quốc).
- Năm 2000: Paramatta (Australia).
- Năm 2001: PSM Makassar (Indonesia).
- Năm 2002: U23 Ấn Độ.
- Năm 2003: Tuyển Việt Nam.
- Năm 2004: Sinh viên Hàn Quốc.
LINH GIAO
Các tin, bài viết khác
-
Viettel FC – SLNA (19g15, ngày 19-8): Thử thách của nhà vô địch
-
Lewandowski tin Barca sẽ thắng danh hiệu mùa này
-
Western & Southern Open: Rafael Nadal và Nick Kyrgios đồng loạt bị loại, Emma Raducanu hủy diệt Victoria Azarenka
-
Nairo Quintana quyết kiện Liên đoàn xe đạp thế giới UCI vì bị tước hạng 6 Tour de France
-
CLB TPHCM: ‘Lính cứu hỏa’ Trương Việt Hoàng
-
Aaron Ramsey ca ngợi Ligue 1, tri ân thầy cũ Wenger
-
Trần Thị Thanh Thúy hội quân cùng đội tuyển ngày 19-8
-
Ronaldo chỉ bị cảnh cáo sau vụ đập điện thoại một CĐV nhí
-
Nhà Glazer cân nhắc bán cổ phần thiểu số
-
Mbappe mâu thuẫn Neymar: Mọi chuyện trong tay PSG