“Gã khổng lồ” phía sau kỷ nguyên điện toán

Ultrabook- xu thế laptop siêu di động

Hiện nay, bạn dễ dàng tìm thấy logo Intel trên đủ loại sản phẩm- từ những chiếc máy tính để bàn (desktop), máy tính xách tay (laptop), máy chơi game, điện thoại thông minh (smartphone) đến máy tính bảng (tablet)... Dù tại Việt Nam, nhiều người tiêu dùng thường biết Intel là nhà sản xuất vi xử lý cho máy tính, nhưng thực chất “gã khổng lồ” này luôn là nhân tố khởi xướng và dẫn dắt xu hướng cho rất nhiều nền tảng công nghệ mới. Do vậy, không gì khó hiểu khi Intel công bố doanh thu 2014 đạt mức cao kỷ lục là 55,9 tỷ USD, với 11,7 tỷ USD lợi nhuận.

Ultrabook- xu thế laptop siêu di động

Tên gọi Ultrabook được Intel đăng ký bản quyền thương hiệu và sử dụng trong liên minh gồm nhiều nhà sản xuất, với mục tiêu tạo ra một thế hệ laptop siêu di động mới. Dòng máy này phải đảm bảo thời gian hoạt động liên tục tối thiểu 9 giờ, thời gian chờ từ 7 ngày trở lên, dày không quá 23 mm và có thể khởi động làm việc tức thì. Ultrabook thường được thiết kế nhằm tạo sự thoải mái và phù hợp sử dụng trong cuộc sống thường ngày của người dùng cá nhân. Dĩ nhiên, dòng Ultrabook dành cho doanh nghiệp đặt ra những yêu cầu cao hơn về bảo mật, khả năng vận hành và tương thích khi kết hợp với các hệ thống khác nhằm mang lại tính tối ưu hiệu quả cao.

Vi xử lý Broadwell- định nghĩa lại thế giới kỹ thuật số

Tại Triển lãm CES 2015, Intel chính thức ra mắt thế hệ vi xử lý mới nhất Intel Core thế hệ thứ 5 với tên mã Broadwell. Đây là những CPU được sản xuất trên dây chuyền công nghệ 14nm nên hứa hẹn mang lại hiệu năng cao hơn nhiều trong khi mức độ tiêu thụ điện cực thấp. Theo đó, thời lượng pin của những thiết bị sử dụng Broadwell sẽ dài hơn 20%- 30% so với những thiết bị sử dụng chip Intel thế hệ thứ 4 là Haswell. Intel cho biết Broadwell có số lượng bóng bán dẫn tăng 35% so với Haswell, trong khi kích cỡ chip nhỏ hơn 37%. Khả năng dựng hình đồ họa 3D của Broadwell sẽ được cải tiến 22% trong khi sức mạnh mã hóa video được nâng cấp tới 50%.

Máy tính siêu nhỏ

Năm 2015 khởi đầu với việc những thùng máy tính cồng kềnh dần biến mất, thay vào đó là các desktop siêu nhỏ và trở thành trung tâm giải trí đa phương tiện trong nhà, như chiếc ComputeStick vừa được Intel giới thiệu ở Việt Nam. Máy rất mỏng, nhỏ cỡ 2 ngón tay nhưng lại chứa cả một chiếc máy tính đầy đủ bên trong cùng sức mạnh của vi xử lý Intel Atom Bay Trail (4 nhân). Nhờ sự linh hoạt về phần mềm lẫn phần cứng, người dùng có thể xài ComputeStick vào nhiều mục đích khác nhau giúp tiết kiệm chi phí điện năng và không gian văn phòng. Thậm chí, Intel còn mang đến CES 2015 chiếc máy tính có kích thước nhỏ như cúc áo có tên gọi là Curie. Đây là chiếc máy tính tí hon được tích hợp nhiều cảm biến bên trong giúp theo dõi các cử chỉ và hành động của vật thể.

Nhờ sự linh hoạt về phần mềm lẫn phần cứng, người dùng có thể xài ComputeStick vào nhiều mục đích khác nhau giúp tiết kiệm chi phí điện năng và không gian văn phòng.

Kỷ nguyên điện toán “phi màn hình”

Đó là dự đoán của Intel về xu hướng công nghệ trong năm 2015. Theo đó, kỷ nguyên điện toán tiếp theo sẽ nằm ở các đối tượng xung quanh, chẳng hạn như xe hơi, đồng hồ, quần áo thông minh và cả các thiết bị gia dụng thông minh (ti vi, máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt…), được gọi chung là Internet of Things (IoT - Internet vạn vật). IoT đang biến đổi thế giới, từ chăm sóc sức khỏe đến giáo dục, từ cách thức bán hàng đến quy trình sản xuất. Có thể còn lạ lẫm đối với nhiều người dùng, nhưng các nhà sản xuất đã chuẩn bị xu hướng này từ rất lâu. Vì vậy, Intel bán được rất nhiều bộ cảm biến, radio không dây và bộ vi xử lý cho các hãng sản xuất những thiết bị IoT, với lợi nhuận gần 2 tỷ USD.

Esports

Trò chơi, thi đấu và giải trí là nhu cầu tất yếu của con người, nên không có gì ngạc nhiên khi Thể thao điện tử (Esports) phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Mang đậm chất vận động và trí tuệ, Esports trở thành một sân chơi mang tính công nghiệp hòa quyện công nghệ. Ở sân chơi này, giới trẻ được rèn luyện trí não, tăng độ nhanh nhạy. Đương nhiên, Intel luôn sát cánh cộng đồng game thủ khi tài trợ các giải đấu Esports quốc tế cũng như Việt Nam, với những giải đình đám như World Cyber Games, Intel Extreme Masters Championship, LANFest, Giải Thể thao điện tử quốc tế 2014, giải Vô địch Thể thao điện tử sinh viên S.E.T, hệ thống giải đấu Intel GCafe Cup…

Trong số các giải đấu trên thế giới, Intel Extreme Masters (thường được gọi là IEM) là nơi những game thủ ưu tú nhất thi tài qua nhiều bộ môn khác nhau do Intel tổ chức, trong đó có game Liên Minh Huyền Thoại "đình đám" đang được giới trẻ rất yêu thích. Tính từ năm 2005 đến nay, Intel hỗ trợ hơn 1.000 phòng máy Esports thuộc hệ thống Gcafé thông qua tư vấn hệ thống trang thiết bị và trang trí khu vực máy tính thi đấu.

Quân Bình

Tin cùng chuyên mục