Đường nào tới Rio?

Những ngày qua, thể thao Việt Nam liên tục đón tin vui khi Nguyễn Thành Ngưng (đi bộ - điền kinh), Vũ Thị Hằng (vật) giành suất tham dự Olympic Rio 2016. Như vậy, đến thời điểm này đã có 9 VĐV Việt Nam chắc chắn có mặt tại Brazil vào tháng 8 tới, bao gồm: Hoàng Xuân Vinh và Trần Quốc Cường ở môn bắn súng, 1 suất của kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên ở môn bơi, 2 suất của Nguyễn Thị Lụa và Vũ Thị Hằng ở môn vật cùng 1 suất của Nguyễn Thành Ngưng ở môn điền kinh.

Những ngày qua, thể thao Việt Nam liên tục đón tin vui khi Nguyễn Thành Ngưng (đi bộ - điền kinh), Vũ Thị Hằng (vật) giành suất tham dự Olympic Rio 2016. Như vậy, đến thời điểm này đã có 9 VĐV Việt Nam chắc chắn có mặt tại Brazil vào tháng 8 tới, bao gồm: Hoàng Xuân Vinh và Trần Quốc Cường ở môn bắn súng, 1 suất của kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên ở môn bơi, 2 suất của Nguyễn Thị Lụa và Vũ Thị Hằng ở môn vật cùng 1 suất của Nguyễn Thành Ngưng ở môn điền kinh.

Việc Thành Ngưng giành suất tham dự Olympic bằng cách vượt chuẩn A môn đi bộ tại giải Vô địch điền kinh châu Á tại Nomi (Nhật Bản) được xem là quá bất ngờ, ngay cả với giới chuyên môn. Ban đầu, mục tiêu chính của tổ đi bộ khi tham dự giải này là để cho chị gái của Ngưng – tuyển thủ đi bộ Thanh Phúc, đạt chuẩn A còn Ngưng và đồng đội Vũ Xuân Vĩnh thì chủ yếu là để tích lũy kinh nghiệm, cải thiện thành tích. Thế nhưng khi vào thi đấu, Nguyễn Thành Ngưng lại xuất sắc vượt qua chuẩn A (1 giờ 24 phút), phá kỷ lục quốc gia với thành tích 1 giờ 23 phút 29 giây.

Dù không nằm trong diện đầu tư trọng điểm, nhưng Thành Ngưng (phải) bất ngờ giành suất tham dự Olympic Rio 2016. Ảnh: Nhật Anh

Điều đáng nói, Nguyễn Thành Ngưng lại không nằm trong danh sách đầu tư trọng điểm của thể thao Việt Nam nhằm lấy suất tham dự Olympic Rio 2016. Ở môn điền kinh, cả 6 VĐV nằm trong diện này là Quách Thị Lan, Quách Công Lịch, Nguyễn Thị Huyền, Bùi Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị Thanh Phúc và Lê Trọng Hinh đều chưa ai đạt chuẩn.

Câu chuyện VĐV không nằm trong diện đầu tư trọng điểm, không nhận được nhiều kỳ vọng như Thành Ngưng bất ngờ giành suất còn những VĐV được đầu tư lại chưa thể lấy suất chứng tỏ, công tác hoạch định chính sách, định hướng chuyên môn… của lãnh đạo ngành thể thao Việt Nam đang có vấn đề. Mà không chỉ riêng chuyện của Ngưng.

Ngoài bộ môn điền kinh, ở môn cử tạ, 3 đô cử Thạch Kim Tuấn, Trần Lê Quốc Toàn và Nguyễn Trần Anh Tuấn sẽ có mặt tại Olympic Rio 2016. Để chuẩn bị, Tổng cục TDTT lên kế hoạch cho cả 3 đi tập huấn tại Hungaria nhưng đến giờ chót, HLV Huỳnh Hữu Chí và các tuyển thủ đều từ chối do địa điểm tập huấn không bảo đảm điều kiện tập luyện lẫn cơ sở vật chất. Trước tình thế đó, bộ môn và Tổng cục TDTT đã phải gấp rút chuyển hướng, đưa đội tuyển cử tạ sang Mỹ tập huấn.

Ở môn bơi lội, đến thời điểm này mới chỉ có Ánh Viên có vé, suất còn lại được kỳ vọng vào Hoàng Quý Phước. Thế nhưng, quá trình tập huấn, chuẩn bị của kình ngư này cũng đang có vấn đề. Sau khi thất bại trong chuyến tập huấn tại Nhật Bản hồi cuối năm ngoái, Tổng cục TDTT và đơn vị chủ quản của Phước đã quyết định chuyển hướng, đưa anh sang Hungary tập huấn. Thế nhưng, người đi kèm Quý Phước lại không phải là các HLV có tên tuổi mà là HLV trẻ Phạm Trường Giang – người chỉ mới mấy năm trước còn là đồng đội của Phước ở đội bơi Đà Nẵng (?!).

Từ chuyện của Ngưng, của điền kinh, cử tạ, bơi lội chuẩn bị cho Olympic Rio 2016 mới thấy, lãnh đạo ngành thể thao Việt Nam đang làm việc hết sức vô trách nhiệm, dù sân chơi Olympic chính là đấu trường quan trọng nhất của thể thao nước nhà trong năm 2016 này.

HẢI NAM

Tin cùng chuyên mục