Đường đua xanh dậy sóng với hàng loạt cú sốc: Ariarne Titmus hạ bệ Katie Ledecky, Ahmed Hafnaoui bất ngờ thắng HCV

Được kỳ vọng là sẽ “càn quét” huy chương, đặc biệt là các HCV ở Olympic Tokyo 2020, tuy vậy, “Nữ kình ngư số 1 thế giới” Katie Ledecky đã đánh mất ngôi vô địch đầu tiên của mình. Ở cự ly bơi 400 mét tự do dành cho nữ, cô đã bị Ariarne Titmus đánh bại, và đành chấp nhận xếp thứ 2 với tấm HCB…

Nụ cười chiến thắng của Titmus
Nụ cười chiến thắng của Titmus
Titmus lại hạ bệ Ledecky lần thứ 2

Trước khi đến với Thế vận hội tại Nhật Bản, Titmus (sinh năm 2000 tại Launceston - Tasmania, Australia; năm nay chỉ mới 20 tuổi) vốn chưa từng giành HCV nào ở đấu trường Olympic. Thành tích cao nhất của cô gái còn rất trẻ, hiện đang bơi cho Đội bơi Cali Condors (một đội bơi chuyên nghiệp rất nổi tiếng ở nước Mỹ, tọa lạc tại San Francisco) là 2 tấm HCV ở các cự ly 400 mét tự do và 4x200 mét tiếp sức tự do tại Giải Vô địch các môn thể thao dưới nước - hồ dài, do FINA tổ chức hồi năm 2019 tại Gwangju, Trung Quốc.

Cũng chính ở Gwangju hồi 2 năm về trước, Titmus đã đánh bại Ledecky khi giành thành tích chiến thắng 3 phút 58 giây 76, phá Kỷ lục của châu Đại dương. Ledecky, chỉ về đích ở vị trí với thành tích kém khá xa là 3 phút 59 giây 97. Dù vậy, ai cũng nghĩ rằng, câu chuyện của năm 2019 chỉ là “tai nạn” với Ledecky, và khi được bơi ở đấu trường Olympic, “Nữ kình ngư số 1 thế giới” luôn nhận được nguồn năng lượng bổ sung dồi dào. Cô sẽ khó thất bại. Khó chứ không phải là không, và Ledecky lại để thua Titmus lần nữa...

Cả 2 đều không tốn quá nhiều sức lực để vượt qua vòng loại vốn có đến 26 VĐV tranh tài. “Nữ kình ngư số 1 thế giới” sớm giành quyền vào chung kết với thành tích 4 phút 00 giây 45. Trong khi đó, Titmus xếp ở vị trí thứ 4 với thành tích 4 phút 01 giây 56. Tất nhiên, những thành tích ở vòng đấu loại thường không mang ý nghĩa phân định thứ bậc gì đặc biệt, vì là các VĐV thường không bung hết sức lực của mình. Thế nên, việc Titmus thua Ledecky hơn 1 giây cũng không ảnh hưởng đến tâm lý của cả 2 bên.

Để rồi, ở vòng bơi chung kết, Titmus đã tạo ra cú sốc, dù chiếu theo kết quả ở Giải VĐTG, là khá dễ hiểu, khi hạ vệ Nhà Đương kim vô địch Ledecky. Titmus đã giành chiến thắng với thành tích 3 phút 56 giây 69, thành tích không chỉ phá Kỷ lục châu Đại dương của chính cô, mà còn trở thành thành tích nhanh thứ 2 trong lịch sử thi đấu nội dung bơi 400 mét tự do dành cho nữ (chỉ xếp sau Kỷ lục thế giới của Ledecky, là 3 phút 46 giây 46). Một chiến thắng rất ấn tượng, khiến cho đường đua xanh tại Tokyo tiếp tục… dậy sóng!

Ngay ở vòng bơi đầu tiên, ở 100 mét đầu tiên, Titmus đã giành được chiến thắng. Cô chạm thành hồ trước nhất sau một bài bơi chiến thuật hoàn hảo và kể từ đó, luôn là người vượt lên dẫn trước, đẩy nhà Đương kim vô địch vào thế bám đổi, muốn lội ngược dòng nhưng thật sự rất khó khăn. Trong 100 mét cuối, Ledecky đã cố hết sức để thu ngắn cách biệt, nhưng cuối cùng, với khoảng cách quá rõ ràng, khoảng cách lên đến một sải tay, Titmus đã lại chạm thành hồ đầu tiên và trở thành người giành chiến thắng chung cuộc!

Đường đua xanh dậy sóng với hàng loạt cú sốc: Ariarne Titmus hạ bệ Katie Ledecky, Ahmed Hafnaoui bất ngờ thắng HCV ảnh 1 Titmus chạm đích trước Ledecky một sải tay

“Tôi đã tranh đấu bằng cả cào cấu và cắn xé”, Titmus xúc động cho biết với chiến thắng lịch sử đã giúp cô giành tấm HCV Thế vận hội đầu tiên trong sự nghiệp của mình, “Ledecky chắc chắn đã cố bơi một cuộc thi thật thông minh. Nhưng rồi cô ấy thật sự bị tôi kiểm soát ở phía trước. Tôi đã bơi rất trơn tru và mạnh mẽ, ở ngoài đó, ở ngoài hồ bơi, và khi xoay người đạp thành hồ lật ngược trở lại sau 300 mét đầu tiên, tôi kiểu giống như là: “Ồ, hòa ra cô ấy còn đang ở đó” (khi đó, Ledecky mới “lật đật” chạm vào thành hồ)”.

“Cảm giác giống như là hư ảo vậy!”, Titmus tiếp tục cho biết đầy hạnh phúc, “Thật điên khùng khi bạn thực hiện kế hoạch khổng lồ này cho một thứ gì đó. Đây có thể là thứ lớn nhất mà bạn đạt được trong sự nghiệp thể thao của mình. Còn tôi, ngay vào lúc này, cảm giác giống như là bay bổng đến tận cung trăng!”.

Nhưng trận chiến mới chỉ bắt đầu, nó không đơn giản dừng lại ở đây, sau vòng bơi chung kết ở cự ly 400 mét tự do dành cho nữ. Nó sẽ tiếp tục, tại Trung tâm Thể thao dưới nước tại Tokyo, ở các nội dung tự do khác như là 200 mét, 400 mét… Ledecky đang bị dẫn trước 0-2 trong cuộc đối đầu 1-1 với Titmus.

“Nữ kình ngư số 1 thế giới” đang bị tổn thương và cuộc “càn quét” huy chương của cô đã mất đi một “kỷ vật quan trọng”. “Hẹn gặp lại vài giờ nữa”, Ledecky "thả nhẹ" một lời đe dọa trước các phóng viên trong buổi họp báo, nhưng ai cũng biết, lời đe dọa đó được gửi trực tiếp đến cho cô nàng 20 tuổi…

Đường đua xanh dậy sóng với hàng loạt cú sốc: Ariarne Titmus hạ bệ Katie Ledecky, Ahmed Hafnaoui bất ngờ thắng HCV ảnh 2 Titmus giành HCV 400 mét tự do, nhưng cuộc chiến chỉ mới bắt đầu

“Nỗ lực tập luyện” là bí quyết HCV của Hafnaoui

Trước đó một ngày, đường đua xanh tại Trung tâm Thể thao dưới nước Tokyo còn chứng kiến một cú sốc “oanh động” hơn. Khi mà Ahmed Hafnaoui kém danh, đến từ làng bơi lội vô danh… Tunisia, giật tấm HCV ở cự ly 400 mét tự do nam (lại cũng là 400 mét tự do) ngay trước mũi của những “hảo thủ” hàng đầu của 2 làng bơi lội lừng danh bốn bể là Úc và Mỹ.

Ở giải đấu mà các đối thủ khét tiếng từ kỳ Thế vận hội trước là Mack Horton (Úc, HCV, không giành được quyền tham dự cự ly này) và Sun Yang (HCB, kình ngư tai tiếng người Trung Quốc đang nhận án cám thi đấu 4 năm 3 tháng vì từ trao mẫu xét nghiệp doping), Hafnaoui không mấy ai biết đánh bại đã cả Jack McLoughlin (Úc) lẫn Kieran Smith (Mỹ).

Hafnaoui chưa từng tham dự Olympic trước đây, anh cũng chưa từng giành được huy chương ở các giải đấu đẳng cấp quốc tế. Thành tích cao nhất của anh là 2 tấm HCĐ ở các cự ly 800 mét và 1.500 mét ở Giải Vô địch châu Phi 2018. Năm nay mới 18 tuổi, Hafnaoui thậm chí còn chưa từng tạo dấu ấn ở Thế vận hội trẻ, khi có cơ hội tham dự giải đấu hồi năm 2018. Anh xếp hạng 8 ở cự ly 400 mét, và hạng 7 ở cự ly 800 mét tự do, với thành tích lần lượt là 3 phút 55 giây 94 và 8 phút 04 giây 43. Thành tích rất “tệ”.

Tuy vậy, Hafnaoui đã dũng mãnh lao băng băng về đích và chạm thành hồ ở vòng bơi chung kết với thành tích 3 phút 43 giây 36, khiến cả McLoughlin (Australia) lẫn Smith (Mỹ) phải “hửi khói”. “Tôi ngạc nhiên hay không? Đương nhiên có”, Hafnaoui chia sẻ trong xúc động, “Thật là không thể tin nổi. Cho đến khi tôi chạm thành hồ và nhìn thấy mặt tôi ngoi lên đầu tiên. Tôi thấy gã trai Australian ở làn bơi thứ 6, tôi đoán là ở 200 mét cuối cùng. Quả là một màn thi tuyệt vời từ đầu cho đến cuối”.

“Tôi liên tục cảm thấy ngạc nhiên, đầu tiên là khi mình giành quyền lọt vào thi đấu ở vòng bơi chung kết, sau đó là với tấm HCV danh giá. Tôi biết người ta cũng ngạc nhiên khi tôi giành tấm HCV danh giá này. Đơn giản, tôi đã tập luyện rất nỗ lực với HLV của mình”, Hafnaoui cho biết.
Đường đua xanh dậy sóng với hàng loạt cú sốc: Ariarne Titmus hạ bệ Katie Ledecky, Ahmed Hafnaoui bất ngờ thắng HCV ảnh 3 "Tập luyện nỗ lực" là bí quyết chiến thắng của Hafnaoui
Trước hoài nghi về sự trong sạch của mình, khi Olympic Tokyo thiếu biện pháp xét nghiệp doping do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Hafnaoui khẳng khái cho biết: “Chúng tôi cũng có những cuộc xét nghiệm nghiêm ngặt ở quê nhà vậy, cũng như thông thường. Tôi nghĩ, khắp thế giới cũng như vậy. Khi đến đây, tôi cũng trải qua kiểm tra mà”.

Tin cùng chuyên mục