Khi tuyển Việt Nam bại trận cay đắng tại Tiger Cup 2004 và dưới áp lực nặng nề của dư luận, các quan chức Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vội vàng tuyên bố: “Sẵn sàng trả lương cao để mời HLV ngoại, thậm chí 20.000 USD/ tháng, miễn là đem thành tích tốt về cho đội tuyển quốc gia”.
Khi ấy, mọi người đều thông cảm với Liên đoàn và cùng suy nghĩ rằng chất lượng thầy ngoại cần được đặt lên hàng đầu, chứ không phải chuyện tiền lương như trước đây (ai đòi lương thấp được … ưu tiên).
Thế nhưng, quan điểm chọn huấn luyện viên lấy chất lượng làm đầu đã lùi vào quá khứ, khi người ta nhìn lại hầu bao của mình, khi vừa phải móc túi hàng trăm ngàn USD ra bồi thường vụ Letard, rồi vụ Việtnam Airlines thôi tài trợ cho đội tuyển quốc gia …
Vì vậy, trong thời gian gần đây, chúng ta nghe nói nhiều đến tiêu chuẩn cuối cùng trong một loạt các tiêu chuẩn để chọn HLV nước ngoài cho đội tuyển: “Mức lương dễ chấp nhận” hay “mức lương dễ chịu”, “mức lương mềm” … Nói như thế chẳng khác gì đây là một cuộc đấu thầu. Ai trả rẻ sẽ “thắng thầu”.
Ông bà ta có câu: “Đừng ham của rẻ”, vì “của rẻ là của ôi”. Câu nói này dùng ám chỉ chuyện buôn bán ngoài chợ, nhưng liên
![]() |
HLV trưởng Calisto |
tưởng đến trường hợp này, mong sao các quan chức Liên đoàn Bóng đá Việt Nam hãy tỉnh táo trong chọn lựa người sẽ giao trọng trách cầm lái con thuyền đội tuyển quốc gia.
Người hâm mộ rất đồng tình với một trong những tiêu chuẩn mà Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã đưa ra trước đây để chọn HLV ngoại cho đội tuyển: Am hiểu bóng đá Việt Nam và châu Á. Ở điểm này, dù ông Bob Houghton có là HLV giỏi nhất nước Anh hay nhất thế giới cũng không thể sánh với hai ông Rield và Calisto. Mà nếu đem so sánh giữa hai cựu HLV trưởng đội tuyển về sự am hiểu và gắn bó với bóng đá Việt Nam thì ông Calisto trội hơn ông Riedl.
Một vấn đề khác mà người hâm mộ Việt Nam đặc biệt quan tâm là bộ máy sẽ làm việc với thầy ngoại. Khi chúng ta tổ chức tuyển chọn HLV ngoại thì sao không tuyển chọn ê kíp nội đủ sức cùng gánh vác trách nhiệm.
Bài học xương máu qua Tiger Cup 2004, khi Liên đoàn Bóng đá Việt Nam bỏ mặc ông Tavares “bơi” giữa dòng nước xiết, khi bên cạnh ông ta chỉ có 1 trợ lý ngôn ngữ (người phiên dịch) và 1 trợ lý thủ môn (?). Nhìn vào thành công của đội tuyển Hàn Quốc tại World Cup 2002 không chỉ có mỗi mình Guus Hiddink, mà còn có những Lee Chun-Seok, Chung Gi-Dong luôn kề vai sát cánh với ông thầy người Hà Lan, đưa đội vào đến trận bán kết.
Hơn thế, thành công của HLV ngoại không thể tách rời những người đứng sau hậu trường, những quan chức bóng đá Liên đoàn am hiểu chuyên môn, luôn làm việc tận tâm, tận lực.
MINH HÙNG
Các tin, bài viết khác
-
Chiến thắng quả cảm của chàng lính trẻ Nguyễn Văn Nhã
-
Nguyễn Trần Duy Nhất vô địch nhưng muay TPHCM chỉ xếp hạng 3 toàn quốc
-
HLV Kiatisak: ‘Tôi vẫn chưa nghĩ đến ngôi vô địch’
-
Vắng Ronaldo, Juventus thua Atalanta và nguy cơ văng khỏi top 4
-
Real bị cầm hòa, trao lợi thế lại cho Atletico
-
Iheanacho đưa Leicester vào chung kết FA Cup
-
Cảm xúc lẫn lộn với Solskjaer sau trận thắng Burnley
-
Borussia Dortmund - Werder Bremen 4-1: Rashica bất ngờ mở bàn, Reyna, Hummels ngược dòng, Haaland lập cú đúp
-
AC Milan - Genoa 2-1: Vắng Ibrahimovic, Ante Rebic mở bàn đẹp mắt, Mattia Destro gỡ hòa, Gianluca Scamacca phản lưới nhà
-
Leicester - Southampton 1-0: Vardy đột phá, Iheanacho dứt điểm chính xác, Leicester gặp Chelsea ở chung kết FA Cup