Gạt qua yếu tố thời tiết giá rét ở khu vực các tỉnh phía Bắc, làm cho khán giả sân Ninh Bình và Lạch Tray đến xem không được như ý. Thì vẫn có thể coi vòng 4 vừa rồi ở V-League là vòng đấu không chỉ đạt chất lượng chuyên môn mà còn thành công cả về mặt lôi kéo người hâm mộ khi vừa dứt Tết trái bóng đã lăn đồng loạt.
Chưa thật nhiều nét mới ở V-League năm nay nhưng số lượng người xem vẫn giữ được ở mức ổn định là điều tốt và tin rằng, khi giải đấu càng vào sâu sẽ khiến nhiều thượng đế đến sân thêm nữa.
V-League những mùa bóng vừa rồi luôn tồn tại một nghịch lý là tiền các đội bóng đổ ra rất lớn nhưng người hâm mộ theo dõi thì đi theo hướng ngược lại. Sự thật là chính con số khán giả qua mỗi mùa bóng cho thấy, như năm 2009 có trung bình hơn 10.000 người/sân thì đến năm 2010 chỉ còn 8.000 người và năm tiếp theo tụt giảm xuống chừng 7.000 người… quả là đáng báo động. Đó là chưa nói con số trên không hẳn chính xác, do phía BTC thường khá “thoải mái” trong việc thống kê lẫn nhiều người đến sân bằng vé mời nữa.
Tuy nhiên đến mùa này lại khác. Dẫu cho V-League khởi đi những ngày cận Tết trong thời tiết lạnh buốt, các khoản đầu tư bị cắt giảm xuống đến mức thấp nhất nhưng người xem đến sân vẫn ổn định và có khuynh hướng sẽ tăng lên nhiều hơn nữa trong các vòng sắp tới là đáng mừng.
![]() |
Tín hiệu vui của V-League 2014 là lượng khán giả đến sân vẫn ổn định và có khuynh hướng sẽ tăng. Ảnh: Hoàng Hùng |
Một nguyên tắc bất di bất dịch của bóng đá chuyên nghiệp là đội bóng phải gắn chặt với người hâm mộ. Dĩ nhiên sự tồn vong của CLB là do sự quan tâm hay ngoảnh mặt của khán giả. Vì chắc chắn một điều, không có khán giả thì không thể phát triển thương hiệu và có nguồn thu nuôi sống cho đội bóng. Vậy nhưng, bóng đá Việt Nam tiếng là làm chuyên nghiệp nhưng chưa biết cách gắn kết giữa đội bóng và thượng đế mà dường như chỉ chăm chăm những phần ngoài bóng đá nhiều hơn với nguồn thu không phải qua bán vé mà từ đất vàng, dự án, ngân hàng...
Bóng đá Việt Nam có thực tế là nhiều đội thoạt nhìn thấy khán giả đến sân đông lại tưởng CĐV thứ thiệt, nhưng phần nhiều trong đó là nhờ đi thuê mướn với mức thù lao cụ thể mà trước trận đấu họ sẽ nhận rồi mới vào sân cổ vũ. Nó trái ngược hoàn toàn cảnh trong quá khứ khán giả đến sân vì tình yêu với đội bóng, còn cầu thủ thi đấu vì người hâm mộ, truyền thống, màu cờ sắc áo CLB.
V-League sau nhiều mùa lo chạy theo xu hướng đua tiền thay vì cố gắng nâng chất trận đấu để kéo khán giả tới sân, nhưng năm nay có nhiều thứ đáng để tin tưởng. Về vấn đề này, nếu nhìn vào các đội bóng như Thanh Hóa, Than Quảng Ninh hay SLNA… sẽ xác thực hơn nhờ tinh thần thi đấu máu lửa, hết mình thay vì V-League từng có nhiều đội ra sân chỉ lo đá cuội, làm kèo và lừa khán giả.
Mới 4 vòng đấu cho mùa giải chưa thể nói lên được nhiều thứ quan trọng, nhưng những gì đang diễn ra lại đáng để hy vọng lúc này vẫn có không ít CLB ra sân vì khán giả, chứ không phải luôn tồn tại những đội bóng đỏng đảnh chỉ chực chờ bỏ giải.
ĐỨC DŨNG
Các tin, bài viết khác
-
Đề xuất tiêm vắc xin Covid-19 cho các CLB Việt Nam dự AFC Cup 2021
-
‘Chúng tôi vẫn còn nhiều phương án ở hành lang phải’
-
Thông điệp quá khứ và tương lai của HLV Park
-
Các đội V-League khởi động chờ ngày giải trở lại
-
Sân Quy Nhơn tính phương án mở cửa tự do trận gặp Đà Nẵng
-
HLV Park Hang-seo cùng ê-kíp khởi động hành trình chinh phục năm 2021
-
LS V-League 2021 trở lại: Đường ngắn... mới biết ngựa hay
-
Các đối thủ của ĐT Việt Nam đều được tiêm phòng Covid-19 trong nửa đầu năm 2021
-
Đội tuyển nữ trẻ quốc gia hội quân
-
CLB Quảng Nam nhận tin vui đầu mùa bóng