Dự án GUMBĐ & Chương trình thứ 15: Hành trình vượt 2.000 km - Gieo ước mơ bóng đá cho trẻ em vùng cao

Dự án Gieo ước mơ bóng đá (GUMBĐ) thành hình ngày 13-1-2020, từ ý tưởng đậm chất nhân văn của cô gái Trúc Phương trẻ trung, năng động, yêu thích đi du lịch và hiểu rõ hoàn cảnh khó khăn trẻ em vùng sâu - vùng xa, vùng cao cùng khát vọng đam mê chạy theo quả bóng tròn của các em. Từ khi triển khai các ý tưởng của Dự án, trở thành Chương trình “người thật việc thật”, Trúc Phương cùng cộng sự thực hiện 15 chuyến đi đầy ý nghĩa, tạo ra sân chơi cho nhiều em nhỏ không có đủ điều kiện.

Giải bóng đá U15 dành cho trẻ em vùng cao, vùng biên
Giải bóng đá U15 dành cho trẻ em vùng cao, vùng biên

Giải bóng đá U15 dành cho trẻ em vùng cao vừa được tổ chức ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) hồi trung tuần tháng 5, chính là Chương trình thứ 15 của Dự án Gieo ước mơ bóng đá. Để tổ chức được giải đấu này, GUMBĐ không chỉ phải di chuyển trên một quãng đường dài rất dài mà còn gặp nhiều trở ngại trong việc kêu gọi các đội bóng tham gia vì khoảng cách từ nhà đến địa điểm tổ chức giải đấu rất xa và đường di chuyển không hề dễ dàng.

Ở Hoàng Su Phì, xã này cách xã khác khoảng 30 km, có xã biên giới thì xa hơn, tầm 50 km. Với những con đường đèo dốc khó đi, trời mưa có những đoạn đường bị sạt lở, trung bình mỗi giờ đồng hồ xe di chuyển chỉ đi được tối đa là 20 km. Thế nên để giải bóng đá được diễn ra lúc 7 giờ như KH, các đội đã phải di chuyển từ bản làng mình từ khoảng 4 giờ sáng…

Bất chấp những gian khó, 4 đội bóng đến từ Bản Máy (Tây Côn Lĩnh), Nậm Ty (Chiêu Lầu Thi), Bản Péo và đội chủ nhà xã Nậm Dịch vẫn có đủ quân số tham gia thi đấu và có mặt ở địa điểm tổ chức giải từ rất sớm. Các em nhỏ tỏ ra háo hức khi được tham dự một giải đấu đàng hoàng, điều mà trước đây có nằm mơ các em cũng không dám tưởng tượng ra. Và khi quả bóng bắt đầu lăn, thì mọi mệt mỏi đều được để lại ở bên ngoài sân đấu.

Kết thúc giải bóng đá U15 dành cho trẻ em vùng cao, vùng biên giới, Bản Máy xuất sắc giành lấy ngôi vô địch, xã Nậm Dịch giành vị trí á quân, đồng hạng 3 là 2 đội xã Nậm Ty và Bản Péo. Tuy vậy, có thể nói rằng, người giành chiến thắng ở đây là tất cả các em nhỏ của 4 đội bóng cùng các bậc phụ huynh không quản ngại xa xôi đến xem con em mình thi đấu ở một giải đấu đậm ý nghĩa nhất tại Hoàng Su Phì (Hà Giang) trong nhiều năm qua…

Ngoài việc tổ chức thành công Giải bóng đá U15 dành cho trẻ em vùng cao, vùng biên, GUMBĐ cũng tiến hành khai giảng lớp học bóng đá miễn phí cho các em tại địa phương, với 25 học viên đầu tiên đều là các em nhỏ người đồng bào, thuộc các dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông… Lớp học này là tiền đề và là nền nóng đầu tiên để Dự án GUMBĐ rèn luyện, tìm kiếm, và phát hiện ra những tài năng bóng đá trẻ địa phương trong tương lai sắp tới.

Để Chương trình thứ 15 của Dự án được tổ chức - triển khai thành công tốt đẹp, GUMBĐ đã nhận được sự hỗ trợ và đồng hành hết mình từ các cá nhân, và tổ chức, như là Kamito (tài trợ bóng và cả trang phục cho giải đấu), Mr.Cao Mart (tài trợ đồng phục cho lớp học bóng đá), Tuấn Tài Tử (tài trợ dụng cụ tập luyện cho lớp học bóng đá), cùng một Mạnh Thường Quân giấu tên ở Đà Nẵng đã ủng hộ Cúp, cờ cùng với các bộ huy chương cho giải.

Sau khi rời khỏi Hoàng Su Phì, Trúc Phương quay trở về Hà Nội và sau đó vẫn kịp dành thời gian đến xem một trận đấu của U23 Việt Nam ở SEA Games 31. Điều đó chứng tỏ đam mê bóng đá bất tận của cô gái nhỏ nhắn nhưng luôn tràn đầy năng lượng tích cực trong người. Đó cũng chính là động lực để cô phát triển GUMBĐ từ đầu năm 2020 cho đến ngày hôm nay!

Cô chia sẻ: “Đây là Chương trình thứ 15 của Dự án GUMBĐ. Trước đó, chúng tôi tổ chức 10 Chương trình ở Đắk Nông, 1 Chương trình tại Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu), cộng thêm 3 Chương trình khác cũng tại Hà Giang. Để thực hiện một Chương trình thế này, tôi phải đi khảo sát thực tế đến địa phương trước vài lần, lấy thông tin liên hệ với cán bộ địa phương, rồi nhờ cán bộ thông báo tới người dân vì người dân trên đó là người đồng bào dân tộc ít người, phải có cán bộ địa phương thông báo người dân họ mới hiểu và tham gia…”.

“Để các Chương trình thành công, tôi cũng phải nói lời cám ơn đến các đồng chí cán bộ Ủy ban nhân dân tại địa phương. Những cán bộ địa phương cũng là đại sứ của Dự án tại những điểm tổ chức giải đấu, tổ chức lớp học. Họ trực tiếp quản lý lớp học, quản lý cơ sở vật chất như là quần áo, bóng tập (đều là “hàng xa xỉ”), rồi cả sân bãi thuộc Dự án để đảm bảo các hoạt động bóng đá được duy trì thường xuyên, đều đặn và ổn định. Nếu Chương trình được triển khai vào dịp Hè, thời điểm các em học sinh nghỉ học, cán bộ địa phương phải đi tới từng nhà để thông báo, mà nhà dân thì ở xa xôi trong rừng, hoặc nằm trên các ngọn đồi, vì trên rừng núi không có sóng, người dân cũng không có điện thoại sử dụng!”.

“Với tôi, dù đã duy trì GUMNĐ qua 2 năm tuổi, tôi vẫn cảm thấy khó khăn trong khâu gây quỹ cho Dự án. Ngoài tổ chức phát quà, trao tặng cơ sở vật chất để mở lớp bóng đá, thì bài toán kinh phí để duy trì các lớp học ổn định cũng là một vấn đề nan giải. Tư tưởng làm từ thiện của số đông thường quan tâm hơn tới việc cho các em nhỏ có “cái ăn, cái mặc”, hoặc lo cho các em tới trường, còn gây quỹ để các em có sân chơi, cho các em học hỏi môn bóng đá thì thường không được quan tâm nhiều vì người ta chưa hình dung ra được các được chuyện đó”.

“Trong thời gian sắp tới, Dự án GUMBĐ vẫn sẽ đẩy mạnh tổ chức các giải bóng đá phong trào ở vùng sâu - vùng xa nói chung và ở huyện Hoàng Su Phì nói riêng, tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em nhỏ không có điều kiện. Tạo cơ hội để các em giao lưu, học hỏi, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các bản làng. Ngoài ra, chúng tôi còn có dự định mở rộng quy mô lớp bóng đá ở xã Nậm Dịch từ 25 học viên lên tới khoảng 45 em sau này…”.

Hy vọng, trong thời gian sắp tới, Trúc Phương và các cộng sự của GUMBĐ sẽ tạo thêm nhiều Chương trình giàu ý nghĩa với tiêu chí: “Bóng đá sẽ gắn kết tất cả mọi người lại với nhau, dù cho bạn người dân tộc nào, bạn bao nhiêu tuổi hay bạn đến từ đâu. GUMBĐ vinh dự là cầu nối giữa các Mạnh Thường Quân, các Nhà tài trợ, để đưa những sự hỗ trợ về giúp phát triển bóng đá ở vùng sâu - vùng xa- vùng cao. Mang sự đủ đầy của bóng đá thành thị phồn hoa về san sẻ với sự thiếu thốn của bóng đá ở vùng nông thôn vốn còn rất nghèo. Tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích thường xuyên cho trẻ em nghèo thiếu thốn điều kiện ở vùng cao!”.

Hình ảnh về giải đấu
Dự án GUMBĐ & Chương trình thứ 15: Hành trình vượt 2.000 km - Gieo ước mơ bóng đá cho trẻ em vùng cao ảnh 1
Dự án GUMBĐ & Chương trình thứ 15: Hành trình vượt 2.000 km - Gieo ước mơ bóng đá cho trẻ em vùng cao ảnh 2
Dự án GUMBĐ & Chương trình thứ 15: Hành trình vượt 2.000 km - Gieo ước mơ bóng đá cho trẻ em vùng cao ảnh 3
Dự án GUMBĐ & Chương trình thứ 15: Hành trình vượt 2.000 km - Gieo ước mơ bóng đá cho trẻ em vùng cao ảnh 4
Dự án GUMBĐ & Chương trình thứ 15: Hành trình vượt 2.000 km - Gieo ước mơ bóng đá cho trẻ em vùng cao ảnh 5
Dự án GUMBĐ & Chương trình thứ 15: Hành trình vượt 2.000 km - Gieo ước mơ bóng đá cho trẻ em vùng cao ảnh 6
Dự án GUMBĐ & Chương trình thứ 15: Hành trình vượt 2.000 km - Gieo ước mơ bóng đá cho trẻ em vùng cao ảnh 7
Dự án GUMBĐ & Chương trình thứ 15: Hành trình vượt 2.000 km - Gieo ước mơ bóng đá cho trẻ em vùng cao ảnh 8
Dự án GUMBĐ & Chương trình thứ 15: Hành trình vượt 2.000 km - Gieo ước mơ bóng đá cho trẻ em vùng cao ảnh 9
Dự án GUMBĐ & Chương trình thứ 15: Hành trình vượt 2.000 km - Gieo ước mơ bóng đá cho trẻ em vùng cao ảnh 10
Dự án GUMBĐ & Chương trình thứ 15: Hành trình vượt 2.000 km - Gieo ước mơ bóng đá cho trẻ em vùng cao ảnh 11
Dự án GUMBĐ & Chương trình thứ 15: Hành trình vượt 2.000 km - Gieo ước mơ bóng đá cho trẻ em vùng cao ảnh 12
Dự án GUMBĐ & Chương trình thứ 15: Hành trình vượt 2.000 km - Gieo ước mơ bóng đá cho trẻ em vùng cao ảnh 13
Dự án GUMBĐ & Chương trình thứ 15: Hành trình vượt 2.000 km - Gieo ước mơ bóng đá cho trẻ em vùng cao ảnh 14
Dự án GUMBĐ & Chương trình thứ 15: Hành trình vượt 2.000 km - Gieo ước mơ bóng đá cho trẻ em vùng cao ảnh 15

Tin cùng chuyên mục