Giới chuyên môn cầu lông luôn xác định rằng, ở “thập kỷ Tiến Minh” (tính trong 10 năm trở lại đây), khó ai vượt được tay vợt số 1 của Việt Nam và TPHCM. Tuy vậy, ở giải cá nhân toàn quốc 2016 vừa bế mạc (tối 24-9) tại Thái Bình, Phạm Cao Cương đã vươn bất ngờ đánh bại Nguyễn Tiến Minh trong trận chung kết đơn nam với tỷ số 2-1.
Nhìn cách Cao Cường hân hoan ngay sau khi giành thắng lợi dễ cảm nhận, bản thân tay vợt này rất chờ đợi chiến thắng trên. Đàn anh Tiến Minh phải sau 2 năm mới thi đấu một giải cá nhân toàn quốc. Ở sự xuất hiện này, Nhà thi đấu Thái Bình luôn kín khán giả mỗi khi Minh ra sân thi đấu. Đồng thời, Tiến Minh dự bất kỳ giải nào trong nước đều là ứng viên số 1 vô địch đơn nam. Cao Cường dù là nhà vô địch đơn nam giải năm 2015 vẫn bị đánh giá thấp hơn.

Phạm Cao Cường (phải) hân hoan trong chiến thắng Ảnh: LÊ ĐỨC NGHĨA
Chiến thắng của Cao Cường trước Tiến Minh xem như không bất ngờ. Giới chuyên môn nhận định đó điều tất yếu trong quy luật thể thao rằng tuổi trẻ nỗ lực sẽ đủ sức thay thế VĐV cựu trào. Tiến Minh từng chia sẻ “tôi cũng mong mỏi có thêm sự cạnh tranh từ các VĐV trẻ và như thế mình thấy hiệu quả hơn ở cách đầu tư từng địa phương rằng mỗi người đều có phát triển”. Năm nay, Cao Cường đã 20 tuổi. Tay vợt này nếu vẫn giữ được đam mê và nỗ lực thì hoàn toàn đủ sức nhận ngôi vương do Tiến Minh trao lại.
Ở độ tuổi của Cường, tại Đông Nam Á, nhiều tay vợt của Indonesia, Malaysia, Thái Lan… đã phát triển. Mọi chuyện dựa vào tố chất con người, đầu tư. Cao Cường được tập huấn tại Indonesia và dần dần phát triển sẽ phù hợp hơn với cầu lông nam Việt Nam sau giai đoạn Tiến Minh. Tiến Minh thua trận tại chung kết đơn nam giải năm nay đang mở ra một tương lai mới với cầu lông nam Việt Nam là có VĐV thay thế tương lai. Phạm Cao Cường không lạ trong giới cầu lông. Chiến thắng ở giải toàn quốc chỉ bất ngờ về kết quả. Tay vợt Cao Cường giành vô địch liên tiếp các năm 2015, 2016 lại càng khiến giới chuyên môn và người hâm mộ hồ hởi hơn vì đầu tư lứa kế cận đã có hiệu quả hơn.
Trước giải cá nhân toàn quốc năm nay, cầu lông trẻ đã có 4 tay vợt được nhận tài trợ mức 5.000 USD/năm. Trong những người này, Lê Đức Phát (Quân Đội) và Trần Thị Phương Thúy (Bắc Giang) có dự giải ở Thái Bình. Tiếc là, họ không đạt được kết quả cá nhân hiệu quả. Theo tìm hiểu, hiện tại, các nhà sản xuất đồ thể thao chuyên dành cho cầu lông đang có mặt ở thị trường Việt Nam từ trong nước đến quốc tế đều dồn sức nhắm vào VĐV trẻ. Tiến Minh hay Vũ Thị Trang là một biểu tượng. Tuy vậy, từng hãng đều nhắm riêng VĐV trẻ tài trợ riêng để tương lai có lợi nhuận hơn.
Năm 2013, các VĐV gồm Vũ Thị Trang, Đào Mạnh Thắng, Nguyễn Thị Sen, Bùi Bằng Đức được một nhãn hàng của Indonesia có đại diện tại Việt Nam ký hợp đồng tài trợ tổng giá trị 20.000 USD, kéo dài trong 3 năm (Trang nhận 8.000 USD/năm, các VĐV còn lại nhận 4.000 USD/năm). Tính hiệu quả và thực tế hợp đồng như thế nào chỉ VĐV mới rõ. Ít nhất, về ý nghĩa tinh thần, tại thời điểm trên, các VĐV đều hứng khởi. Hiện tại, cầu lông là một trong những số ít mảng VĐV từ trẻ tới lớn có được hợp đồng tài trợ riêng và nhiều tay vợt tên tuổi có thể sống ổn qua thu nhập từ tài trợ. Nhưng nếu không có tài trợ hỗ trợ thì họ vẫn vất vả để đeo đuổi đến hết sự nghiệp nên tất cả vẫn cần bồi dưỡng từ chuyên môn tới chế độ tiền công, tiền thưởng.
NGUYỄN ĐÌNH
Các tin, bài viết khác
-
Giải wushu Đại hội TDTT TPHCM lần thứ 9: Quận 5 lên ngôi nhất toàn đoàn
-
Chơi đầy nỗ lực tại chung kết, Nguyễn Anh Tú giành HCB đơn nam vô địch Đông Nam Á
-
Mùa hè tập bơi chống đuối nước, tập bơi cùng Ánh Viên
-
Liên đoàn bắn súng Việt Nam tổ chức Đại hội ngày 30-6 ?
-
Taekwondo đối kháng Việt Nam không giành được huy chương châu Á
-
Lọt vào bán kết đơn nam, bóng bàn Việt Nam rộng cửa giành huy chương cá nhân giải vô địch Đông Nam Á
-
Nguyễn Anh Tú triển vọng có huy chương Đông Nam Á
-
Vũ Thành An vắng mặt ở cả giải vô địch Đông Nam Á lẫn vô địch thế giới
-
Hoàng Nguyên Thanh tiếp tục chạy marathon nhanh nhất ở Bến Tre
-
Phát triển phong trào wushu tại TPHCM