Sáng hôm qua, nhân lúc trò chuyện vui vẻ, người viết moi lại chuyện hoạt động Liên đoàn Bóng đá Việt Nam với NGƯỜI QUAN SÁT, vốn đang là Ủy viên Ban chấp hành VFF. Bỗng dưng, nỗi bức xúc nén chặt trong lòng ông từ bao lâu nay lại có dịp bùng phát thành một cuộc đối thoại sôi nổi.
- PV: Tôi được biết vài ngày tới đây, Ban Chấp hành VFF sẽ có cuộc họp kiểm điểm các hoạt động trong năm qua tại Hà Nội. Ông đi dự và phát biểu chứ?
- NGƯỜI QUAN SÁT: Tôi phải dự và phải nói chứ. Tôi phải phát biểu các vấn đề mà bấy lâu nay người hâm mộ đang bức xúc nơi bộ máy Liên đoàn. Nói thiệt, nếu cuộc đấu tranh này là trận cuối cùng thì cũng… chơi luôn, không xong thì rút lui về sân nhà mình làm việc còn hơn.
![]() |
Tranh: A.DŨNG |
- Tôi thấy mấy ông quan chức cao cấp của VFF có thèm nghe người ta góp ý đâu. Họ thường gạt sang một bên mỗi khi người ta phê bình, góp ý cho mình.
- Đúng là có chuyện đó. Nhưng không nghe mình vẫn nói. Tôi vào Ban Chấp hành không để ngồi gật gù theo ý của họ. Một ủy viên BCH Liên đoàn cũng giống như một đại biểu Hội đồng Nhân dân hay đại biểu Quốc hội vậy. Họ là đại diện của người hâm mộ bóng đá, nói lên nguyện vọng, bức xúc chính đáng của quần chúng.
- Nghe nói chính ông Chủ tịch VFF Mai Liêm Trực cũng là “nạn nhân” của tệ “nói chẳng ai nghe”.
- Đúng vậy. Anh Trực có lần trò chuyện với tôi và rất tâm đắc với điều mà tôi đã phát biểu. Anh nói mình cũng bị tình trạng tương tự. Chuyện thuần túy chuyên môn thì lại gọi mình để hỏi ý kiến (?), còn chuyện quan trọng thì khi làm xong rồi khi hỏi đến mới báo cáo.
- Tôi cũng nghe Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá TPHCM Trần Văn Tạo than chuyện các quan chức VFF không thèm đếm xỉa gì đến Ban tổ chức địa phương. Họ tổ chức họp chuyên môn hồi Tiger Cup 2004, nhưng không thèm thông báo cho ông biết. Rồi nhân viên của họ ngang nhiên cắt ngang chương trình tổng dượt của ca sĩ Mỹ Tâm, đến nỗi ông Tạo phải hét to: “Ai là người chỉ huy ở đây? Anh nói tôi nghe, ai chỉ huy ở đây?”. Còn nữa, khi ông Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền VFF Nguyễn Lân Trung vào TPHCM mượn hội trường Hội Nhà báo tổ chức họp báo, mà ông Chủ tịch Hội Nhà báo khi ấy ngồi phòng bên cạnh cũng không được thông báo, không được biết, thậm chí tổ chức họp cũng không xin phép bên văn hóa thông tin. Thiệt hết biết!
- Vậy anh biết đó là kiểu làm việc gì không?
- Làm việc kiểu gì?
- Kiểu làm việc thiếu chuyên nghiệp. Các quan chức VFF luôn buộc các cầu thủ, các huấn luyện viên, đội bóng thi đấu chuyên nghiệp, nhưng bản thân họ làm việc lại không chuyên nghiệp. Đó là nội dung mà tôi sẽ phát biểu tại cuộc họp lần này.
- Nhân dịp anh đi họp, anh em báo chí thể thao nhờ anh tìm hiểu thêm một việc được không?
- Việc gì anh cứ nói. Hễ thấy... dễ là tôi làm liền.
- Tôi nghe nói lần sa thải ông Letard, ông Tổng Thư ký Phạm Ngọc Viễn đã can ngăn và báo động coi chừng bị kiện, nhưng ông Chủ tịch VFF khi ấy lại cương quyết “phán” cứ loại. Có đúng vậy không?
- Cái đó khó à nhe. Vì lời nói như gió thoảng mây bay, nói qua không ghi âm lại thì khi chối bay, chối biến thì chết. Xem như ông Viễn làm “Lê Lai cứu Chúa” đi.
MINH HÙNG
Các tin, bài viết khác
-
Thủ môn Đặng Văn Lâm ký hợp đồng gần 4 năm với Topenland Bình Định
-
Trọng tài mắc sai lầm vì không thổi phạt đền cho HAGL
-
Từ chối lên tập trung cùng đội tuyển quốc gia, chủ công Nguyễn Thị Bích Tuyền bất ngờ ra sân đấu tập với đội tuyển nữ Australia
-
VĐV điền kinh Việt Nam đang thiếu các giải đấu
-
Khiêu vũ thể thao tìm thêm tài năng trẻ cho đội tuyển quốc gia
-
Marseille sống khỏe nhờ... Arsenal
-
HLV Trương Việt Hoàng đến gần ghế HLV trưởng CLB TPHCM
-
Nhiều tay vợt trẻ chơi nổi bật tại Giải cầu lông thanh thiếu niên, trẻ xuất sắc toàn quốc
-
Guardiola quyết duy trì khởi đầu hoàn hảo
-
Lý Hoàng Nam tự phá kỷ lục tiến sát tốp 300 quần vợt thế giới