Điều gì ấn tượng nhất mà thể thao Việt Nam thể hiện ở đại hội thể thao khu vực? Chắc chắn, đấy phải là hình ảnh chiến thắng của “rái cá” Hoàng Quý Phước, của các đội tuyển điền kinh, thể dục và bắn súng. Có lẽ, nhiều người sẽ quên mau 96 chiếc HCV đã giúp đoàn thể thao Việt Nam về đích thứ 3 chung cuộc, nhưng không thể không nhớ đến những cú đột phá ngoạn mục của nhóm môn Olympic kể trên…
![]() |
Cánh chim lạ Đào Xuân Cường (trái) với cú vượt rào khiến bạn bè khu vực nể phục. Ảnh: Chi Bảo |
Tuyệt vời bơi lội!
|
Cái cảm giác tự hào đến khó tả bỗng ùa về cùng những chiến thắng của “rái cá” Hoàng Quý Phước ở đường đua xanh Jakabaring. Phước viết nên câu chuyện lịch sử mới, rất mới cho bơi lội Việt Nam ở đấu trường Đông Nam Á bằng 2 chiếc HCV ở 2 cự ly tốc độ 100m bơi bướm và 100m bơi tự do. Sau thời của “ếch nhỏ” Nguyễn Hữu Việt, kình ngư trẻ đến từ sông Hàn xứng đáng trở thành niềm tự hào mới của thể thao Việt Nam.
Thêm một lần, Phước lại vượt qua chuẩn B dự Olympic London 2012 ở cự ly 100m bướm, có nghĩa Phước xứng đáng đại diện cho bơi lội Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung đến Olympic.
HLV Nguyễn Đông Hải, người đã sát cánh cùng Quý Phước suốt thời gian qua nghẹn ngào trước chiến tích của học trò. Chưa bao giờ, anh Hải bảo, cuộc đời huấn luyện của mình lại có ngày hãnh diện và hạnh phúc đến thế.
Sau 2 cú lên ngôi lịch sử, điều tiếp theo mà giới chức bơi lội Việt Nam phải tính toán, chính là đầu tư lớn hơn nữa cho Quý Phước, không chỉ cho Olympic London vào năm tới, mà cho cả tương lai dài đang trải rộng phía trước. Tất cả những ai từng chứng kiến những khoảnh khắc tuyệt vời mà Quý Phước mang lại cho thể thao Việt Nam ở Palembang đều hy vọng như thế.
Dĩ nhiên, bên cạnh Phước, chắc chắn sẽ chẳng ai quên được 2 chiếc HCB mà cô gái trẻ Nguyễn Thị Ánh Viên mang về ở cự ly 100m bơi ngửa và 400m hỗn hợp. Chưa có HCV, nhưng những gì mà Ánh Viên thể hiện ở đấu trường SEA Games đáng để kỳ vọng. Điều đó cũng xứng đáng được coi như một câu chuyện lịch sử của bơi lội nữ Việt Nam.
Thắng như vậy mới đã!
Chỉ tính riêng số lượng HCV, 4 môn trong hệ thống thi đấu Olympic, gồm điền kinh, bơi lội, thể dục và bắn súng đã mang về cho đoàn thể thao Việt Nam tới 29 chiếc HCV - một con số đáng mơ ước đối với nhiều kỳ đại hội trước. Mặc dù, “ao làng” Đông Nam Á cũng chẳng phải điều gì quá to tát, nhưng sự thắng thế của nhóm môn trọng điểm này khiến giới làm thể thao Việt Nam hào hứng. So mức độ phát triển, đọ tài năng thể thao, điều đầu tiên phải nói đến thế mạnh bơi, chạy, nhảy và bắn. Đấy mới là chuẩn mực.
![]() |
Đặng Nam góp phần vào chiến thắng ấn tượng của TDDC Việt Nam. Ảnh: C.B |
Thể dục dụng cụ trở thành môn giành nhiều HCV nhất cho đoàn thể thao Việt Nam. Cả 11 chiếc HCV mà Ngân Thương, Hà Thanh, Hoàng Cường, Tuấn Đạt, Minh Sang… lấy trên đất Indonesia đều lấp lánh và đáng nhớ. Cơn mưa vàng ở ngày thi đấu cuối cùng của các VĐV Việt Nam khiến giới thể dục khu vực rơi phải nể phục thực sự sau trạng thái… sốc toàn tập!
Chưa bao giờ thể dục lại cán đích ngoạn mục hơn thế. Cứ nhìn vào ánh mắt của “búp bê” Ngân Thương, của niềm tự hào mới Hà Thanh thì sẽ thấy, họ sẵn sàng đánh đổi cả tuổi xanh cho vinh quang thể thao Việt Nam.
Điền kinh gây sốc
Suy cho cùng, đội tuyển điền kinh đã thắng lớn, dù “nữ hoàng tốc độ” Vũ Thị Hương đã trải qua 1 kỳ đại hội đáng quên nhất trong sự nghiệp. 9 chiếc HCV, trong đó có đến 5 gương mặt mới lần đầu chiến thắng. Giống như những chiến binh quả cảm, Dương Thị Việt Anh (nhảy cao nữ), Đào Xuân Cường (400m rào nam), Trần Huệ Hoa (nhảy 3 bước nữ), Nguyễn Trường Giang (ném lao nam), Nguyễn Thị Thanh Phúc (20km đi bộ nữ), Dương Văn Thái (800m nam) liên tục gây sốc đối với đồng nghiệp khu vực. Thậm chí, một phóng viên của Thái Lan còn ngớ người ra hỏi chúng tôi: “Đào Xuân Cường là ai vậy? Cậu ta hình như chưa từng dự SEA Games thì phải. Tôi không hiểu vì sao VĐV Narongdech Janjai của chúng tôi lại thua cậu ta ở cuộc đua nước rút”.
Trong khi đó, HLV Hồ Thị Từ Tâm vẫn tỏ ra tiếc nuối vì cô học trò Trương Thanh Hằng không đạt được chuẩn B Olympic ở cự ly 800m. Chị Tâm tiếc hơn nữa vì chấn thương đã khiến Nguyễn Đình Cương để vuột cả 2 chiếc HCV đang nắm giữ. Nhưng dẫu sao, chị Tâm và tổ cự ly trung bình còn có điều để vui, khi sau Đình Cương đã có đàn em Dương Văn Thái thế vai. Chiếc HCV 800m mà Thái mang về cho đội tuyển điền kinh ở đại hội lần này chứng minh một thực tế: Việt Nam vẫn mạnh nhất Đông Nam Á ở cự ly 800m nam kể từ thời của nhà vô địch Phan Văn Hóa.
| |
LÊ QUANG
Các tin, bài viết khác
-
Thành tích VĐV SEA Games 31 cũng là cuộc đua của các địa phương
-
Sau SEA Games 31, Quách Thị Lan là đại diện duy nhất dự vô địch điền kinh thế giới?
-
HLV trưởng tuyển Ukraine Oleksandr Petrakov: Zbirna không đấu giao hữu vì các đội đều từ chối, chúng tôi tự chia đá nội bộ 2 trận với nhau
-
Tổ chức Giải bóng đá Báo chí miền Trung lần thứ VIII năm 2022
-
Người hùng World Cup Nguyễn Văn Hiếu cùng dàn sao phủi Việt hội ngộ tại Huế dự Huda Cup 2022
-
Đội tuyển U23 Việt Nam đến UAE
-
HLV người Brazil dẫn dắt CLB Thái Sơn Bắc
-
Haaland không lỡ ngày vui cùng đội bóng mới
-
“Mỹ nữ Kiev” Marta Kostyuk khóc lóc: Họ quyết định như thể các tay vợt Ukraine không tồn tại
-
Mourinho “trả lại” danh xưng Người đặc biệt