Nhân câu chuyện tay vợt Lý Hoàng Nam vừa thành công vang dội ở sân chơi trẻ Wimbledon 2015 - bước đệm cho cuộc hành trình trở thành tay vợt chuyên nghiệp thế giới - bàn về cả một chiến lược mà thể thao Việt Nam đang cố gắng hướng đến, đó là đầu tư trọng điểm cho các tài năng trẻ và gìn giữ họ theo cách đặc biệt nhất có thể.
Tức những VĐV mà tài năng đã vượt ra ngoài khuôn khổ của “ao làng” SEA Games như Lý Hoàng Nam, Nguyễn Thị Ánh Viên, Quách Thị Lan, Nguyễn Thị Huyền… cần được đầu tư tối đa và dài hạn nếu thể thao Việt Nam muốn đặt cược cho cuộc chinh phục đỉnh cao ở Olympic trong khoảng 5 hay 10 năm nữa.
Chúng tôi đã nhắc đến giải pháp xã hội hóa toàn diện cho những VĐV thuộc diện tài năng đặc biệt, giống như cách mà tay vợt Lý Hoàng Nam đang thụ hưởng từ doanh nghiệp Becamex Bình Dương hoặc chí ít cũng được ngành TDTT chăm chút như trường hợp của Nguyễn Thị Ánh Viên hay Quách Thị Lan bấy lâu nay.

Nhờ chức vô địch đôi trẻ Wimbledon 2015, tay vợt Lý Hoàng Nam đang được mọi người quan tâm.
Từ thành công của tay vợt Bình Dương, mới nhận ra thêm một điều rằng thể thao Việt Nam chưa thực sự coi trọng tài năng hoặc chỉ xúm xít vào đầu tư khi VĐV đã gây ấn tượng ở một sân chơi cao cấp nào đó, cốt để được… thơm lây! Thế mới có chuyện, giới quản lý đã đứng ngoài lề quan sát khi Hoàng Nam bị “cấm cửa” lên ĐTQG, nhưng đến khi anh lên ngôi ở một giải trẻ thuộc hệ thống Grand Slam, tạo nên một tín hiệu tích cực cho bước đường sự nghiệp của mình, giới quản lý lập tức hứa hẹn sẽ đầu tư, thậm chí bắt đầu đua nhau khẳng định rằng, mỗi tháng sẽ chi thêm cho VĐV này một khoản kinh phí gọi là hỗ trợ.
Bản thân những nhà đầu tư Becamex hay chính tay vợt Lý Hoàng Nam nghe xong cũng chỉ biết lắc đầu, bởi lẽ nếu họ không thành công, nếu không có danh hiệu vô địch đôi nam ở giải trẻ Wimbledon 2015, chưa chắc đã nhận được sự quan tâm bất ngờ đến thế. Sự thụ động trong quản lý và điều hành ngành thể thao từng khiến họ chán chường, nên mới gửi gắm niềm tin vào những chuyến tập huấn ở Mỹ, Australia, Pháp… để tìm cơ hội phát triển tài năng.
Ai cũng hiểu làm thể thao ở Việt Nam rất phức tạp và không phải cứ thuộc diện tài năng thì VĐV sẽ nhận được sự đầu tư thỏa đáng, có điều kiện phát triển chuyên môn và mang về danh tiếng cho thể thao nước nhà. Giới trong nghề vẫn thường nhấn mạnh câu “vắt chanh, bỏ vỏ” hoặc “đầu tư lệch pha” để nói về bất cập trong chiến lược phát triển của ngành TDTT trước đây.
Bây giờ đỡ hơn, nghĩa là một số VĐV đã được quan tâm đầu tư, nhưng cũng phải đợi khi dư luận lên tiếng, khi giới truyền thông góp ý thì ngành TDTT mới thực sự nhập cuộc; trong khi chỉ cần nghiêm túc và minh bạch ở khâu tìm kiếm, phát hiện và đưa vào các chương trình đào tạo đặc biệt vì các mục tiêu Asiad, Olympic… thì thể thao Việt Nam đã “vượt vũ môn” từ lâu rồi mới phải!
LÊ HÙNG
Các tin, bài viết khác
-
Thành tích VĐV SEA Games 31 cũng là cuộc đua của các địa phương
-
Sau SEA Games 31, Quách Thị Lan là đại diện duy nhất dự vô địch điền kinh thế giới?
-
HLV trưởng tuyển Ukraine Oleksandr Petrakov: Zbirna không đấu giao hữu vì các đội đều từ chối, chúng tôi tự chia đá nội bộ 2 trận với nhau
-
Tổ chức Giải bóng đá Báo chí miền Trung lần thứ VIII năm 2022
-
Người hùng World Cup Nguyễn Văn Hiếu cùng dàn sao phủi Việt hội ngộ tại Huế dự Huda Cup 2022
-
Đội tuyển U23 Việt Nam đến UAE
-
HLV người Brazil dẫn dắt CLB Thái Sơn Bắc
-
Haaland không lỡ ngày vui cùng đội bóng mới
-
“Mỹ nữ Kiev” Marta Kostyuk khóc lóc: Họ quyết định như thể các tay vợt Ukraine không tồn tại
-
Mourinho “trả lại” danh xưng Người đặc biệt