Vang bóng một thời
Trò chuyện với Lê Hương Giang, cựu chủ công của đội nữ Nam Định và Đội tuyển nữ Việt Nam một thuở, mới cảm nhận hết được rằng trong sâu thẳm của trái tim mình, cô vẫn yêu mê mệt bóng chuyền. “Có dịp là tôi tranh thủ đi xem bóng chuyền liền, xa mấy cũng tìm cách đến với giải VĐQG. Rảnh thì cùng bạn bè tập và thi đấu ở Cung Văn Hóa Lao Động, thậm chí còn thi đấu các giải phong trào của TPHCM nữa ấy chứ. Đừng nghĩ là tình yêu bóng chuyền trong tôi đã nguội lạnh rồi nhé!”, Hương Giang tâm sự.

Hương Giang (thứ 5 từ phải qua) vẫn duy trì chơi bóng chuyền phong trào. Ảnh: NVCC
Hương Giang từng là chủ lực của đội bóng chuyền nữ Nam Định ở giải đội mạnh toàn quốc giai đoạn 1990-2001, được HLV Nguyễn Hữu Dông đánh giá là nhiệt tình, kết thúc khéo léo và thái độ tập cũng như thi đấu trên sân thì năng nổ có tiếng. Chính Hương Giang cũng thừa nhận cô thích… té ngã, sẵn sàng bay cá để cứu bóng bất chấp thân thể sẽ đối diện với nguy cơ chấn thương.

Dĩ nhiên, cô nàng tuổi Tỵ (Giang sinh năm 1977) sau đó được gọi lên ĐTQG để dự SEA Games 17 ở Indonesia và cũng là lần đầu tiên bóng chuyền nữ giành được tấm HCĐ, chính thức chen chân vào tốp đầu khu vực.
Song, sau khi cống hiến cho đội tuyển vài mùa, cô bất ngờ xin nghỉ để… lập gia đình vào năm 1998 dù tài năng đang bước vào độ chín. Chuyện này từng gây sốc cho giới huấn luyện khi đó, vì không ai nghĩ cô gái người Nam Định này lại có thể rẽ ngang như thế.

“Đến giờ tôi vẫn chưa quên được cảm xúc tuyệt vời của kỳ SEA Games 2001 tại Malaysia. Đội tuyển bị Philippines dẫn trước 2-1, thậm chí ván thứ tư còn bị dẫn đến đểm 24 nhưng tất cả chị em đã đồng lòng, siết chặt tay nhau để lao vào cuộc chiến. Việt Nam thắng ngược ván đó và lên tinh thần nên thắng tiếp ván đấu thứ 5 để sau đó giành tấm HCB thật quý giá…”, Hương Giang nhớ lại.
Có duyên với kinh doanh
Thật ra, như Hương Giang kể, số cô cũng khá lận đận khi dấn thân theo nghiệp kinh doanh. Chia tay bóng chuyền, rời quê hương Nam Định, cô cùng chồng Nam tiến, bắt đầu sự nghiệp mới với một quán nhậu nhỏ ở Sài thành. “Ban đầu căng thẳng lắm vì tôi có không quen nấu ăn bao giờ, làm đồ nhậu cho người Sài Gòn lại càng khó. Nhưng gắng sức thì cũng ổn, dĩ nhiên tôi phải theo học thêm một vài khóa nấu ăn chuyên nghiệp để phục vụ công việc. Có thêm chút vốn, vợ chồng tôi dấn lên làm nhà hàng. Hình như có duyên nên chuyện bán buôn cũng suôn sẻ…”, Giang cho biết.



Các tin, bài viết khác
-
Đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam tập trung chuẩn bị SEA Games 31
-
VTV Bình Điền Long An thay đổi để thành công
-
Cựu hoa khôi bóng chuyền say mê nghề thống kê kỹ thuật
-
Giải bóng chuyền VĐQG 2020: Trọng tài bị chỉ trích vì liên tiếp mắc sai sót?
-
Chung kết giải bóng chuyền VĐQG 2020: Thông tin LVPB và Sanest Khánh Hoà lên ngôi
-
Vòng 2 giải bóng chuyền VĐQG 2020: Nam đấu tại Nha Trang, nữ so tài ở Đắk Lắk
-
Vòng 2 Giải bóng chuyền VĐQG 2020: Kim Huệ và Đoàn Thị Xuân trở lại đội hình Ngân hàng Công thương
-
Huyền thoại Ngọc Hoa cầm quân ở giải U23 quốc gia 2020
-
Khơi lửa phong trào bóng chuyền
-
‘Sát thủ’ Aprilia Manganang chia tay sự nghiệp bóng chuyền ở tuổi 28