Đại diện Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) vừa trả lời “tối hậu thư” của Hiệp hội Báo chí thế giới (WAN) rằng sẽ không thay đổi quan điểm của mình về việc hạn chế số lượng ảnh các trận đấu được đưa lên Internet và tuyệt đối cấm đưa ảnh ngay trong thời gian diễn ra trận đấu. Như vậy, “cuộc chiến” giữa FIFA và báo chí sẽ nổ ra trong ngày một, ngày hai, khi mà WAN tuyên bố nếu không đạt được đề nghị sẽ đưa FIFA, mà cụ thể là ông chủ tịch Sepp Blatter ra tòa án.
![]() |
Chủ tịch FIFA Sepp Blatter, người đã “tuyên chiến” với báo chí toàn thế giới. Tranh biếm của báo Time |
Khoan hãy nói đến chuyện các tờ tin nhanh World Cup 2006 tại Việt Nam bị ảnh hưởng, mà chủ yếu là sẽ phát hành chậm vì… đợi hình ảnh từ các trận đấu, hàng loạt các hãng thông tấn lớn như Reuters, AFP, AP… bị tổn thất nặng nề do không bán được ảnh chụp lẫn không kích thích được người xem truy cập vào mạng của mình để download ảnh, từ đó tăng số lượng khách hàng và tăng giá trị quảng cáo trên mạng. Tổn thất này có tính bằng triệu đô-la Mỹ.
Thông thường ở các giải đấu trước, tùy theo quy mô giải, các hãng thông tấn cử đến mỗi sân hàng chục phóng viên và cộng tác viên ảnh. Họ ngồi chật hai đầu cầu môn, một số được bố trí trên các góc khán đài gần đường chạy để “phục kích” hoạt động của khán giả và “dội” ống kính từ trên xuống sân bóng.
Một số khách thì nhắm vào các “yếu nhân” trên khán đài, nơi khu vực kỹ thuật và tất nhiên có một số lo vòng ngoài để chụp các bức ảnh bên lề, ảnh cổ động viên đang hào hứng theo dõi trận đấu qua các màn ảnh cực lớn. Số lượng ảnh do các phóng viên đổ vào hộp thư của các hãng tin trong mỗi trận đấu ít thì vài trăm, mà nhiều thì vài ngàn.
Một số được gửi thẳng lên mạng dành “free” (miễn phí) cho mọi người, số khác được chọn lọc lại để đưa vào bộ sưu tập dành riêng cho những người đã đóng tiền mua trước sử dụng. Bị hạn chế về số lượng, bị làm chậm thời gian, các hãng thông tấn bị lỗ và cùng nhau đứng chung bóng cờ của WAN đâm đơn kiện FIFA là đúng.
Vậy còn FIFA thì sao? Họ làm như vậy là đúng hay sai? Xét về lý, sân chơi World Cup hay bất kỳ một sân đấu nào khác dưới sự kiểm soát của FIFA thì họ có toàn quyền quyết định cái gì họ cho không, cái gì họ muốn bán. Từ lâu, chuyện bản quyền truyền hình được FIFA kiểm soát nghiêm túc, nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng của họ và cũng là bảo vệ quyền lợi của chính FIFA.
Việc làm này không ai thắc mắc, tranh cãi. Nay, các “quân sư” của ông Sepp Blatter lại muốn ghi điểm thêm với “sếp” bằng cách tham mưu vét sạch quyền lợi cuối cùng về hình ảnh, tức các bức ảnh đưa lên mạng để cung cấp cho báo viết. Các hãng thông tấn có mua ảnh của FIFA thì tối đa cũng chỉ được đưa lên mạng 9 bức ảnh/trận, gồm 5 ảnh trong 2 hiệp chính, 4 ảnh ở 2 hiệp đấu phụ. Thật ra quy định này được đưa ra hồi năm 2005, nhưng gặp sự phản đối của báo chí thế giới, nên FIFA im lặng không nhắc đến và mọi người tưởng đã “chìm xuồng”.
Kỳ sau: Một cuộc đình công của các phó nháy?
MINH HÙNG
Các tin, bài viết khác
-
HLV Klopp: “Không thể bàn về danh hiệu khi mọi thứ đang sai”
-
Ngô Đình Nại quyết đấu với “thiên tài” Caudron ở giải Billiards PBA Tour
-
Bayern quyết thắng Club World Cup để thâu tóm đủ 6 chiếc cúp trong mùa giải kỳ diệu
-
Burnley gây chấn động khi giật sập “pháo đài” Anfield
-
Vòng 2 LS V-League 2021, Topenland Bình Định - CLB Sài Gòn: Chủ nhà tính phương án mở cửa tự do
-
Bóng chuyền nữ Vĩnh Long giải tán đội lớn, quyết làm lại từ đầu
-
Jurgen Klopp: Phong độ Liverpool chỉ sa sút… chút xíu! Van Dijk đang hồi phục nhanh chóng
-
Đến lúc kết thúc triều đại của Zidane ở Real Madrid, lộ diện ứng viên thay thế
-
Thi đấu tập huấn: ĐT nữ Việt Nam thắng nữ Hà Nội 4-0
-
HLV Kiatisak chúc mừng sinh nhật tuổi 26 của Công Phượng