Điều lệ các giải Cúp tại nước Anh ghi rõ: Các cặp đấu tiến hành một trận để xác định thắng, thua. Địa điểm tại sân của một trong hai đội, nhưng được quyết định qua bốc thăm. Trường hợp kết quả trận đấu hòa thì trận “lượt về” sẽ diễn ra trên sân của đội khách ở “lượt đi”. Đó là lý do ở vòng tứ kết có hai trận hòa đáng nói nhất.
![]() |
Pha ghi bàn của Lampard (bìa phải) khởi đầu cú thoát hiểm của Chelsea. |
Rạng sáng 11-3 (theo giờ Việt Nam), thiếu chút nữa, đội đang dẫn đầu Premiership, đội bóng có thành tích thi đấu tốt nhất trong lịch sử bóng đá Anh đã phải khóc hận trên sân Middlesbrough. Sau bàn mở tỉ số đẹp như một giấc mơ của Wayne Rooney ở phút 23 là một thảm họa giáng xuống đầu Sir Alex Ferguson và các học trò của ông. Họ chơi bóng một cách vật vờ và “nhường” thế trận lại cho chủ nhà.
Hai bàn thắng của Lee Cattemole (phút 45) và George Boateng (phút 47) đã buộc M.U dốc sạch túi trong canh bạc chót. Họ như bừng tỉnh và chơi như một con hổ đói mồi. Bàn gỡ hòa của Cristiano Ronaldo ở phút 68 từ chấm 11m đã cứu M.U và đưa toàn đội về sân Old Trafford chơi trận tứ kết lượt về. Một cơ hội lớn mở ra cho M.U trong cuộc chinh phục FA Cup.
Đêm 11-3, đến lượt “đại gia” Chelsea, nhà vô địch Premiership hai mùa bóng liên tiếp hút chết đuối ngay tại “ao nhà” Stamford Bridge. 90 phút thi đấu là một cuộc rượt đuổi tỉ số ngoạn mục, mà trớ trêu thay, kẻ đuổi bắt chính là chủ nhà Chelsea. Phút 5, Berbatov di chuyển cắt mặt, thoát qua trung vệ Chelsea canh giữ đối phương như “ngủ gục”, tung cú sút mở tỉ số. 16 phút sau, Frank Lampard tận dụng sai lầm của hậu vệ Tottenham san bằng cách biệt 1-1, nhưng chỉ 7 phút sau, trong pha lúng túng cứu bóng, Essien đưa bóng vào lưới nhà. Chưa hết, ở phút 36, tức cũng chỉ 8 phút sau, Ghaly nâng tỉ số lên 3-1 cho đội khách trong pha bóng không gì dễ dàng hơn.
20 phút cuối trận, Chelsea chơi với tinh thần “quyết tử” và Frank Lampard rồi Kalou ghi hai bàn thắng vào các phút 70 và 86, gỡ hòa 3-3, mang lại tia hy vọng cho nhà vô địch. Cho dù ở trận lượt về họ phải làm khách trên sân Tottenham. Trong lịch sử đối đầu trực tiếp giữa hai đội kể từ năm 1996 đến nay, Tottenham tiếp Chelsea 11 trận trên sân nhà, thắng chỉ 1 trận, hòa 2, thua đến 8 trận. Tuy nhiên, điều đáng nói là trận thắng duy nhất trên sân nhà của Tottenham trước Chelsea (2-1) lại là trận đấu gần đây, trận lượt đi vào ngày 6-11-2006, trong khuôn khổ Premiership mùa giải 2006/2007. Với phong độ hiện tại của Tottenham thì Chelsea không thể khinh địch và lần đến sân Tottenham không khác gì đi vào ... địa ngục.
Kết quả trận tứ kết còn lại:
- Blackburn - Manchester City 2-0. Các bàn thắng do công của A. Mokoena ghi ở phút 27 và M. Derbyshire phút 90. Phút 60, A. Mokoena nhận thẻ vàng thứ hai, thành thẻ đỏ rời sân.
NGUYỄN ĐẮC
Các tin, bài viết khác
-
De Bruyne: “Đây là chức vô địch quan trọng nhất của tôi”
-
Ten Hag sẽ được ủng hộ mua cầu thủ
-
Quá trình tiếp quản Chelsea sẽ hoàn thành trong 24 giờ tới
-
Lễ bế mạc SEA Games 31: Hẹn gặp lại ở Campuchia 2023!
-
Dàn cơ thủ Việt Nam khởi đầu thuận lợi tại giải Billiards Carom 3 băng World Cup – TPHCM 2022
-
U23 Việt Nam lại hội quân chuẩn bị tái đấu cùng U23 Thái Lan
-
Khởi động giải futsal VĐQG 2022
-
Roland Garros: “Hoàng tử sân đất nện” Dominic Thiem giờ là “hữu danh vô thực”
-
HLV Stefano Pioli đánh mất chiếc huy chương quý giá
-
AFF Cup có nhà tài trợ mới