* Ông Võ Quốc Thắng là Chủ tịch HĐQT VPF, ông Phạm Ngọc Viễn là tổng giám đốc
Cuối cùng thì sau bao chờ đợi, dự đoán, thậm chí cả tranh cãi, VPF.JSC (tên thương mại của Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam) cũng đã chính thức ra đời sau Đại hội cổ đông lần thứ 1 vào ngày 14-12.
Tinh thần đoàn kết giữa các ông bầu có thể được xem là điểm đáng ghi nhận trong bối cảnh VPF vừa mới ra đời. Gần như mọi quyết sách quan trọng đều trông cả vào túi tiền và cái đầu của những doanh nhân - ông bầu bóng đá.
Do ông Lê Hùng Dũng rút lui vào giờ chót khỏi ghế Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) VPF nên đại hội đã chọn ông Võ Quốc Thắng, ông bầu của CLB Gạch Đồng Tâm Long An thay thế. Ông Thắng đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm bóng đá và có nhiều công lao với bóng đá Việt Nam, lại là một doanh nhân có uy tín (hiện là chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam).
![]() |
Ông Võ Quốc Thắng (phải) và ông Phạm Ngọc Viễn tại đại hội cổ đông VPF. |
VPF còn có 3 Phó Chủ tịch HĐQT là các ông Nguyễn Đức Kiên, Đoàn Nguyên Đức, Lê Hùng Dũng. Tổng giám đốc VPF là ông Phạm Ngọc Viễn, Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). Hai Phó Tổng giám đốc là Phạm Phú Hòa (nguyên Giám đốc điều hành CLB Gạch Đồng Tâm Long An) và Lưu Quang Lãm (Chủ tịch CLB bóng đá Sài Gòn).
Nếu như ông Nguyễn Hữu Bàng, Phó Tổng thư ký phụ trách phía Nam VFF, được giao ghế giám đốc điều hành giải hạng nhất (được gọi là V-League 2) thì việc ông Trần Duy Ly, nguyên Phó Chủ tịch VFF, tái xuất với cương vị giám đốc điều hành của giải vô địch quốc gia (V-League 1) lại gây bất ngờ cho khá nhiều người.
Ngay sau đại hội, ông Võ Quốc Thắng tâm sự: “Tôi mong VPF sẽ nhận được sự ủng hộ của dư luận, đặc biệt là giới truyền thông. Có như vậy bóng đá Việt Nam mới thật sự thay đổi tích cực và phát triển”. Khi các ông bầu chủ chốt trong chiến dịch thành lập VPF bày tỏ sự đoàn kết với nhau phần nào hé ra hy vọng, họ sẽ cùng hợp lực để khiến công ty này thực sự… không lỗ ngay trong năm đầu như khẳng định của ông Nguyễn Đức Kiên.
Trước mắt, HĐQT của VPF tái khẳng định việc sẽ xem xét lại các bản hợp đồng kinh tế đã ký với Eximbank (nhà tài trợ chính V-League), AVG (đối tác thầu bản quyền truyền hình) và Động Lực (nhà tài trợ bóng). Việc thương thảo sẽ được thực hiện và hoàn tất trong vòng 10 ngày tới.
Không những thế, VPF còn bước đầu phân nhiệm bầu Đức đứng ra hỗ trợ tích cực cho các đội tuyển quốc gia. Ngoài ra, kinh phí cho hoạt động đào tạo trẻ cũng như các đội tuyển cũng sẽ được đảm bảo ít nhất bằng trước đây, mặc dù miếng bánh tài trợ ngon nhất nay đã thuộc quyền khai thác của VPF.
HĐQT của VPF gồm 9 thành viên, trong đó VFF có 3 đại diện là ông Lê Hùng Dũng, Phạm Ngọc Viễn và bà Đoàn Thị Thu Trang (Trưởng phòng Tài chính - kế toán VFF). V-League có 4 đại diện là các ông Nguyễn Đức Kiên (ACB, CLB Hà Nội), Đoàn Nguyên Đức (Hoàng Anh Gia Lai), Bùi Xuân Hòa (SHB Đà Nẵng), Bùi Văn Đức (Becamex Bình Dương). Ông Võ Quốc Thắng (Gạch Đồng Tâm Long An) là đại diện duy nhất của giải hạng nhất. Ngoài ra còn có ủy viên độc lập là ông Nguyễn Công Khế (Chủ tịch HĐQT Công ty Truyền thông Thanh Niên, nguyên Tổng biên tập Báo Thanh Niên). |
PHAN AN
| |
- Thông tin liên quan:
Các tin, bài viết khác
-
FIFA ấn định thời gian và địa điểm bốc thăm chia bảng VCK World Cup nữ 2023
-
Việt Nam đăng cai vòng loại bảng U17 châu Á 2023
-
Đội tuyển Việt Nam sẽ so tài cùng đội Afghanistan tại TPHCM
-
Quang Hải vào “khoác áo” CLB Cần Thơ
-
Xứng danh Quả bóng Vàng Việt Nam
-
AMY CUP: Xăng dầu Phước Hưng đăng quang vô địch, khép lại giải đấu đầy sôi động và thành công
-
HAGL chia tay AFC Champions League 2022 bằng chiến thắng
-
Futsal nữ Việt Nam kết thúc tập huấn nước ngoài, gia nhập ‘làng’ SEA Games 31
-
Đội Olympic Việt Nam sẽ dự phòng cho U23 Việt Nam ở SEA Games 31
-
AMY CUP: 2 trận BK kịch tính phải đá 11m luân lưu, Xăng dầu Phước Hưng tái chiến Nghĩa Tình - Kim Ngân ở CK