Có tiền sẽ có nhiều thứ

Quan điểm này có thể bị VFF hay VPF “bật” lại kiểu như: Làm sao kiếm tiền nếu chất lượng thi đấu của V-League vẫn kém và các CLB thì hầu như không còn đầu tư cho những hoạt động quảng bá hình ảnh, tăng số lượng CĐV.

Cú hích nào cho bóng đá nội địa?

Quan điểm này có thể bị VFF hay VPF “bật” lại kiểu như: Làm sao kiếm tiền nếu chất lượng thi đấu của V-League vẫn kém và các CLB thì hầu như không còn đầu tư cho những hoạt động quảng bá hình ảnh, tăng số lượng CĐV.

Tranh cãi điều này thì cũng như câu chuyện “con gà hay quả trứng có trước”, tuy nhiên theo chúng tôi, để giải quyết chất lượng của nền bóng đá, những nhà quản lý cần chọn cái dễ làm hơn, có khả năng hơn để làm thay vì chờ đợi.

Lấy ví dụ của Cúp Quốc gia đang diễn ra. Nếu không tổ chức, có lẽ sẽ tiết kiệm được khối tiền cho VPF lẫn các CLB. Vấn đề là nó vẫn phải diễn ra theo đúng cơ cấu của một hệ thống thi đấu tiêu chuẩn. Thế nhưng, rõ ràng với trường hợp của Cúp Quốc gia thì ở đâu trên thế giới cũng chẳng thể “ép” các CLB phải chơi tốt cả, huống hồ gì tại Việt Nam. Như vậy, với trường hợp này thì trách nhiệm của những nhà tổ chức là rất rõ ràng, không thể “đá quả bóng” sang cho CLB được. Thành ra, để nâng chất lượng của cúp thì gần như chỉ còn một biện pháp đó là nâng cao số tiền thưởng. Còn làm sao để có nhiều tiền cho cúp thì cần phải sáng tạo trong thể thức thi đấu để hút tài trợ mà thôi.

Cổ động viên SLNA luôn là những người truyền lửa sôi động nhất tại đấu trường V-League. Ảnh: Minh Hoàng

***

Lấy ví dụ từ Cúp Quốc gia để thấy trách nhiệm hàng đầu của VFF lẫn VPF trong việc nâng cao tính hấp dẫn của V-League từ tiền. Ai cũng biết, số tiền thưởng của V-League khá thấp, nhất là tiền thưởng dựa trên thành tích thi đấu. Đặt ngược vấn đề: Nếu thắng nhiều được tiền nhiều, số tiền này gần bằng chi phí đầu tư cả năm, liệu các CLB có ham thích không? Chúng tôi tin là có bởi phần lớn CLB luôn ở trong tình trạng “chạy tiền” suốt cả mùa giải. Nếu biết trước mình sẽ kiếm được bao nhiêu nếu cố gắng đá thắng, hẳn sẽ là động lực rất quý giá.

Bóng đá ở đâu cũng vậy cả, ngoài việc tranh chấp chức vô địch và tránh để xuống hạng, phần còn lại chỉ nhắm vào tiền để mà nỗ lực thi đấu. Tiền đó đến từ bán vé, từ truyền hình, từ thưởng hiện kim của BTC... Càng đá hay, đá thắng thì doanh thu càng lớn. Những yếu tố khác như thương hiệu, tiền tài trợ quảng cáo, thường chỉ là “giá trị gia tăng” hoặc lợi nhuận đi kèm.

Tại V-League hiện nay, một đội nếu vô địch thì thường chỉ kiếm khoảng trên dưới 10 tỷ đồng/mùa từ tiền thưởng, tức là chỉ chiếm khoảng 20% so với số tiền bỏ ra. Như vậy, với các đội khác thì con số này còn ít hơn dù mức chi của họ chẳng kém hơn là bao so với nhà vô địch. Vậy thì động lực đâu để phấn đấu?

***

Với bóng đá Việt Nam hiện nay, không thể nói chuyện “con gà - quả trứng” được. Không thể nói các CLB cứ đá hay đi, cố gắng thắng nhiều trận đi để khán giả đông lên và VPF sẽ dễ dàng thu hút tài trợ. Điều này nếu có xảy ra cũng cần thời gian dài.

Ngược lại, tại sao VPF không tìm cách “xoay tiền” nhiều hơn để dùng nó làm chất kích thích, tăng chi phí quảng bá cho V-League, tự tạo ra các sự kiện kiếm tiền để “làm gương” cho các CLB. Việc VPF chủ động kiếm tiền và tạo nên sự hấp dẫn trong thi đấu xem ra vẫn dễ hơn là làm ngược lại.

Hơn nữa, đó chính là lý do mà VPF ra đời, là cơ sở để các CLB hùn vốn và trao trách nhiệm phát triển V-League cho họ. Người ta đã đóng tiền niên liễm cho họ tổ chức V-League, cố gắng thi đấu để họ có sản phẩm mà bán ra tiền, phần còn lại phải là trách nhiệm của họ. Chuyện thu mỗi năm 30 tỷ hay 50, 70 tỷ từ V-League thuộc về năng lực kinh doanh của VPF bởi nói cho cùng, các CLB cũng đang phải tự thân nỗ lực trong việc kiếm tiền cho hoạt động của mình rồi.

Hồ Việt

Tin cùng chuyên mục