Cơ sở vật chất phục vụ thể thao đỉnh cao TPHCM - Chưa khai thác hết

TPHCM có một mạng lưới cơ sở vật chất phục vụ thể thao khá đồng đều và rộng khắp. Các quận huyện đều có trung tâm thi đấu riêng ngoài các trung tâm cấp TP như Phan Đình Phùng, Phú Thọ, Thống Nhất... Đây chính là nền tảng quan trọng nhất để phát hiện và đào tạo cho thể thao thành tích cao. Thế nhưng, gần như chính các trung tâm còn chưa tự hoạt động nổi nên thật khó để đáp ứng những yêu cầu phát triển chuyên môn cho nền thể thao chung.
Cơ sở vật chất phục vụ thể thao đỉnh cao TPHCM - Chưa khai thác hết

TPHCM có một mạng lưới cơ sở vật chất phục vụ thể thao khá đồng đều và rộng khắp. Các quận huyện đều có trung tâm thi đấu riêng ngoài các trung tâm cấp TP như Phan Đình Phùng, Phú Thọ, Thống Nhất... Đây chính là nền tảng quan trọng nhất để phát hiện và đào tạo cho thể thao thành tích cao. Thế nhưng, gần như chính các trung tâm còn chưa tự hoạt động nổi nên thật khó để đáp ứng những yêu cầu phát triển chuyên môn cho nền thể thao chung.

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng tăng thu bằng cách cho thuê mở quán cà phê. Ảnh: Ng.Nhân

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng tăng thu bằng cách cho thuê mở quán cà phê. Ảnh: Ng.Nhân

  • “Bơi” đủ kiểu

Giám đốc nhà thi đấu Phan Đình Phùng Nguyễn Minh Hoàng cho biết, nhà thi đấu của ông được giao đến 4 nhiệm vụ từ việc tiếp nhập các môn billard, bóng rổ và bóng chuyền tập trung dài hạn đến tổ chức thi đấu và phục vụ phong trào nhưng lại không đủ tài chính để hoạt động hiệu quả dẫn đến chuyện thiếu hụt trang thiết bị tập luyện cũng như hạn chế nâng cấp cơ sở hiện tại.

Ông Hoàng than thở: “Nhằm tạo nguồn thu, nhà thi đấu tập trung vào việc tổ chức các sự kiện ngoài thể thao. Nhưng tính đến thời điểm này, nguồn thu không nhiều nên chắc chắn khó đáp ứng đủ nhu cầu cho các môn thành tích cao”.

Nhà thi đấu Phan Đình Phùng hiện phải cho thuê mặt bằng làm quán cà phê và văn phòng, tận dụng 4 mặt tiền đường để khai thác bảng quảng cáo ngoài trời trong khi việc cho thuê tổ chức thi đấu lại ngày một kém. Hai năm qua, nhà thi đấu chỉ đăng cai chưa đến 10 giải thể thao tầm cỡ quốc gia.

Nhà thi đấu Phú Thọ là cơ sở quy mô nhất tại TPHCM hiện nay nhưng chủ yếu là tổ chức hội chợ, triển lãm nhờ có khuôn viên rộng. Thế nhưng, càng tổ chức nhiều hoạt động này, thời gian phục vụ cho thể thao càng ít đi.

Nhà thi đấu Phú Thọ chủ yếu để cho thuê mặt bằng. Ảnh: Nguyễn Nhân

Nhà thi đấu Phú Thọ chủ yếu để cho thuê mặt bằng. Ảnh: Nguyễn Nhân

Theo quan sát của chúng tôi, người dân đến tập luyện tại đây không nhiều, chủ yếu là đi bộ và dưỡng sinh. Nguồn thu từ thể thao chủ yếu là nhờ 4 sân cỏ nhân tạo. Một đơn vị cấp TP khác là sân Thống Nhất hiện cũng đang phủ kín khuôn viên bằng hoạt động cho thuê kinh doanh cà phê, bán đồ thể thao và… sân cỏ nhân tạo. Hồ bơi Yết Kiêu lại tập trung khai thác… quán nhậu và cà phê.

Khai thác mặt bằng nhiều như vậy nhưng các giám đốc nhà thi đấu vẫn than trời vì không đủ tiền nên không đủ “can đảm” để tiếp nhận các đội tuyển về đào tạo, tập trung dài hạn. Những cơ sở ở vị trí trung tâm còn thế, các nhà thi đấu quận huyện càng tỏ ra bất lực trước bài toán tự hạch toán thu-chi.

Ông Mai Bá Hùng, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL, cho biết, ngành thể thao TP sẽ phải xin đất tại khu vực trường đua Phú Thọ để xây dựng trung tâm huấn luyện tập trung chứ nếu không, các môn thể thao đỉnh cao sẽ “vất vưởng” vì không có nơi tiếp nhận.

  • Do khách quan hay chủ quan?

Dù là đòi hỏi cấp bách và cũng rất quyết tâm nhưng đến nay, mới chỉ có 3/9 môn trọng điểm đang sa sút của thể thao TPHCM tìm được bến đỗ. Phú Nhuận và Tân Bình nhận môn bóng chuyền. Sân Thống Nhất nhận điền kinh và bóng đá. Các môn còn lại cũng đã được bố trí nhưng những nơi được chỉ định thì lắc đầu. Gíam đốc sân Thống Nhất, ông Trần Đình Huấn nhìn nhận: “Dù có cơ chế thoáng nhưng tiền thu từ việc cho thuê mặt bằng vẫn không đủ cho hoạt động nâng cao thành tích của 2 môn điền kinh và bóng đá. Nhưng nếu vận dụng xã hội hóa cũng như có sự hỗ trợ từ các liên đoàn với hình thức đôi bên cùng có lợi, tình hình mới tạm ổn”.

Có một điều dễ nhận thấy là các trung tâm trên đều không đề cập đến một nguồn thu mang tính cơ bản theo đúng chức năng đó là hoạt động thi đấu và đào tạo thể thao.

Cách đây chưa đến 10 năm, hiếm khi nào nhà thi đấu Phan Đình Phùng “rảnh rỗi” khi liên tục tổ chức các giải đấu từ quốc gia đến TP. Ngoài tiền thuê sân, còn có những khoản phụ như bán vé và dịch vụ đi kèm. Còn nhớ, đã có lúc nhà thi đấu này gần như quá tải dù chỉ tổ chức giải bóng chuyền sinh viên.

Còn tại sân Thống Nhất, trước đây, mỗi trận đấu có Cảng Sài Gòn hay Công an TPHCM thi đấu, bao giờ cũng đông kín nên luôn có lợi nhuận từ bán vé. Các giám đốc nhà thi đấu đều cho biết việc cho thuê tổ chức sự kiện ngoài thể thao không thường xuyên và tiền thuê cũng chẳng thể so sánh với việc tổ chức thi đấu. Thế nhưng, khi thể thao đỉnh cao đi xuống, số lượng giải cũng sa sút thảm hại nên không còn trông mong gì đến nguồn thu cơ bản này. Đó là chưa nói, các liên đoàn thể thao hoạt động thiếu hiệu quả nên cũng chẳng có đủ tài chính để tổ chức giải hay trả cho các trung tâm để tập trung các đội tuyển.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Chính các trung tâm trên đều thiếu sự năng động cần thiết. Có lợi thế về cơ sở vật chất nhưng lại thiếu những kế hoạch liên kết đào tạo hoặc phối hợp tổ chức. Thực tế tại TPHCM, có vô số doanh nghiệp thiếu sân chơi cho nhân viên, đa số các trường đại học không có nơi tập luyện thể thao thường xuyên. Trong khi các liên đoàn thể thao thụ động, những trung tâm cũng ngồi yên thay vì cùng hợp tác.
 

Ông Trần Đình Huấn, Giám đốc sân Thống Nhất: Nguồn thu chính là cho thuê mặt bằng

Sân Thống Nhất từ năm 2007 có nhiệm vụ tổ chức thi đấu bóng đá, điền kinh từ các quận huyện cho đến giải quốc gia, đồng thời cũng là nơi tập luyện của 2 môn thể thao này. Chúng tôi đã phối hợp với trường nghiệp vụ tổ chức các lớp bóng đá, điền kinh tại đây. Mặc dù chức năng này không đúng nhưng việc này là cần thiết. Trên tinh thần đó, vừa qua chúng tôi mạnh dạn đề nghị tiếp nhận hẳn 2 môn này về đào tạo và có kế hoạch hỗ trợ kinh phí cho các VĐV có huy chương, thành tích. Từ năm 2007, bằng hạch toán độc lập, sân Thống Nhất đã sơn mới lại khán đài cũng như mặt tiền của sân, nâng cấp hệ thống đèn và các phòng chức năng. Nguồn thu chính hiện nay là cho thuê mở hội quán cà phê FC, sân cỏ nhân tạo và thể dục thẩm mỹ cũng như các giải bóng đá quốc gia.

NGUYỄN NHÂN (ghi)

VIỆT QUANG

Tin cùng chuyên mục