Hôm qua, 22-2, Hội nghị toàn ngành TDTT năm 2005 đã bế mạc. Tuy chưa “chốt” được các vấn đề đặt ra trước thềm Hội nghị song một số điểm chính đã được đưa ra, thậm chí có những ý kiến làm ngỡ ngàng cả hội trường. Sau khi kết thúc, những đóng góp của các địa phương bằng văn bản sẽ được UBTDTT tiếp tục thu nhận. Tất cả nhằm chuẩn bị cho một năm 2005 “bản lề” của TTVN.
Xúc tiến việc xây dựng Luật TDTT
Pháp lệnh TDTT ban hành ngày 9-10-2000 đã bộc lộ những bất cập và được các đại biểu nhất trí phương án nâng cấp thành
![]() |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBTDTT Nguyễn Danh Thái (giữa) trao tặng cờ thi đua cho các đơn vị có thành tích xuất sắc. |
Luật TDTT. Những quy định về quyền và nghĩa vụ của VĐV, HLV, trọng tài khi tham gia ĐTQG và thi đấu quốc tế; về thể thao chuyên nghiệp; về các trường hợp VĐV Việt kiều muốn trở về nước thi đấu... chưa được đề cập rõ ràng.
Ngoài ra, việc quy định quyền, trách nhiệm của các cá nhân tham gia vào quá trình xã hội hóa TDTT, qua đó đóng góp cho xã hội cũng chưa có những văn bản luật quy định chặt chẽ.
Giám đốc Sở TDTT Nguyễn Hoàng Năng đơn cử một ví dụ: TPHCM hiện đang lúng túng trong việc giám sát những bể bơi tư nhân, không biết làm thế nào để kiểm soát việc bể bơi đó bao nhiêu ngày thay nước một lần, nước dùng của họ có thể đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho những người đến bơi...
Theo ý kiến kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Danh Thái, Luật TDTT sẽ được giao cho Vụ Pháp chế làm đầu mối thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập dự án, qua đó tư vấn, giúp việc cho lãnh đạo TDTT, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế, Đoàn TNCS HCM, Bộ Giáo dục & Đào tạo. Dự kiến Luật TDTT sẽ được trình Quốc hội khóa XI thông qua năm 2007.
PCT Liên đoàn Cầu mây thế giới... tự ái
Hiện UBTDTT đã được Chính phủ đồng ý về chủ trương đăng cai Asiad 2014. Theo Bộ trưởng Nguyễn Danh Thái, ngay sau Hội nghị này, UBTDTT sẽ có văn bản gửi đến UBND TPHCM, Hà Nội và một số tỉnh vệ tinh nhằm cùng phối hợp xây dựng kế hoạch “tranh cử” với các ứng viên nặng ký Ấn Độ, Jordani và Hàn Quốc.
Về Asian Indoor Games Bangkok 2005, UBTDTT xác định: tuy thời điểm đầu tháng 11 sát với SEA Games 23 song Việt Nam vẫn tham gia 5 môn là: Muay Thái, Sport Aerobic, bơi, điền kinh cự ly ngắn, Dance Sport.
Tiếp nối ý kiến của Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao 1 Nguyễn Hồng Minh hôm trước về chuyện Việt Nam chưa quy củ và chuyên nghiệp khi tổ chức các giải đấu quốc gia và quốc tế sau SEA Games 22, Giám đốc Sở TDTT Hà Nội hôm qua đã gây sốc khi ông kể một câu chuyện. Cấp phó của ông - phó giám đốc Sở TDTT Hà Nội Hà Khả Luân - tự ái không đến dự Hội nghị ngành vì ông này không nhận được giấy mời của BTC.
Ông Giang bất bình nói rằng ông Luân là công dân Việt Nam có địa vị cao nhất trong làng thể thao quốc tế (Phó Chủ tịch Liên đoàn cầu mây thế giới) mà cũng chẳng được ai quan tâm, mời tham dự đóng góp ý kiến cho ngành.
1 HCĐ = 1 tỷ đồng ?
Có khá nhiều ý kiến “băn khoăn” về trường hợp chỉ có 3 đội, 3 VĐV tham dự một nội dung thi đấu của Đại hội TDTT toàn quốc lần V- 2006, liệu có nên trao cả bộ huy chương vàng, bạc, đồng hay không. Đại diện của Sở TDTT Hà Nội, ông Hoàng Vĩnh Giang đã làm xôn xao cả Hội nghị khi cho rằng đối với những địa phương mạnh như Hà Nội hay TPHCM thì 5-10 huy chương thậm chí HCV cũng không quá quan trọng song chỉ 1 HCĐ với địa phương yếu có thể liên quan đến “tính mạng” của cả ngành TDTT địa phương đó.
Khi có tấm huy chương quý giá, Sở TDTT có thể “khoe công” với UBND tỉnh và có thể được cấp kinh phí hoạt động năm sau cao hơn năm trước tới 1 tỷ đồng.
Nhìn chung theo các đại biểu, Hội nghị lần này mang tính hình thức, thiếu thiết thực.
Thậm chí, một quan chức cấp Vụ của UBTDTT còn nói rằng Hội nghị quá dàn trải, thiếu những điểm nhấn để các đại biểu đến từ toàn quốc tập trung thảo luận sâu như vấn đề chuẩn bị SEA Games 23 hay chuyên đề xã hội hóa TDTT, qua đó UBTDTT có thể nắm bắt được những thông tin phản hồi từ cơ sở.
Các ngôi sao thể thao sẽ là những Đại sứ thiện chí
Trong bài phát biểu của mình nhân lễ hưởng ứng năm quốc tế về thể thao và giáo dục thể chất do Tổng thư ký Liên hợp quốc phát động, ông Jordan Ryan - Trưởng đại diện Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam đã có một gợi ý rất đáng suy nghĩ.
Ông nói: “UBTDTT, LĐBĐVN cần phải khai thác tối đa tình yêu, niềm đam mê cuồng nhiệt đối với thể thao nói chung và bóng đá nói riêng của dân chúng Việt Nam. Một trong những biện pháp quan trọng là tạo điều kiện cho các ngôi sao thể thao, bóng đá trở thành những Đại sứ thiện chí, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, những chương trình “xóa đói giảm nghèo”, “phòng chống tệ nạn xã hội”... Trên thế giới, các ngôi sao như Ronaldo hay Zidane có thể trong một thời gian ngắn kiếm được hàng triệu USD ủng hộ các nạn nhân sóng thần. Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng để làm được điều đó”.
AN HƯNG
Các tin, bài viết khác
-
Việt Nam sớm giành vé vào chung kết giải U19 quốc tế 2022
-
Vòng 11 V-League 2022: SLNA chia điểm với Thanh Hóa
-
Nam Định đánh bại CLB TPHCM ở ‘trận cầu 6 điểm’
-
Lý Hoàng Nam đứt mạch kỷ lục 24 trận thắng mất chức vô địch giải quần vợt nhà nghề tại Malaysia
-
Phía sau một chuyến trở về
-
Guardiola giải thích về mùa hè thay đổi mạnh mẽ
-
Los Cabos Open: Daniil Medvedev tìm lại vòng quay chiến thắng, giành danh hiệu đầu tiên trong mùa
-
HLV Đinh Thế Nam hâm nóng ngày hội bóng đá phong trào Bình Dương
-
Bóng chuyền áo lính quyết đổi màu huy chương Đại hội thể thao toàn quốc 2022
-
Pavel Sivakov đăng quang giải xe đạp Vuelta a Burgos