CLB Hà Nội nếm trải áp lực

Thua hai trận mở màn liên tiếp, Hà Nội đang có sự khởi đầu V-League tệ nhất kể từ mùa giải 2016. May cho Hà Nội, quãng nghỉ kéo dài bởi Covid-19 sẽ giúp họ có thời gian nhìn lại để sửa chữa điểm khuyết.

Quang Hải cùng các đồng đội chưa có điểm nào sau 2 trận
Quang Hải cùng các đồng đội chưa có điểm nào sau 2 trận

HLV Chu Đình Nghiêm có thể cầu viện lý do mặt sân xấu để bào chữa cho thảm bại 0-3 trước chủ nhà Nam Định ở trận ra quân. Nhưng một tuần sau, dưới thảm cỏ Hàng Đẫy mượt như nhung, Hà Nội đã thua ngược 1-2 trước Becamex Bình Dương vốn có cái dớp chưa thắng và đang trẻ hóa đội hình thì cần nên xem lại?  

Quá sớm để khẳng định lối chơi của Hà Nội đã bị bắt bài hay chưa thế nhưng, hai thất bại vừa qua đủ để giới mộ điệu hình dung những tồn đọng của đội bóng này. Nam Định biết rất rõ Hà Nội sẽ chơi bóng ngắn, ban bật nên đã chuẩn bị kỹ lưỡng, thậm chí cả “chiêu trò” để phá vỡ lối chơi của đối thủ và kết quả, họ đã thành công.

CLB Hà Nội nếm trải áp lực ảnh 1 Hà Nội thua cách biệt Nam Định ở trận ra quân

 Sau trận thắng tại Hàng Đẫy, HLV Phan Thanh Hùng, người đặt nền móng cho sự thành công của CLB Hà Nội sau này phải thốt lên: “Tôi thắng vì hiểu được CLB Hà Nội”. Khi ông Hùng nói lên điều này, chứng tỏ sự cách tân trong lối chơi của Hà Nội thời hậu Phan Thanh Hùng chưa thể phát huy hiệu quả. Đội bóng Thủ Đô vẫn đang sống mòn với lối chơi vốn là thương hiệu của HLV họ Phan.

 Con người kiến tạo nên lối chơi. Một trong những lý do khiến Hà Nội chưa có độ hiệu quả trong giai đoạn đầu chính sự thiếu trên, hụt dưới về mặt nhân sự. Lần lượt Văn Hậu, Moses, Thành Chung, Hùng Dũng... chấn thương, trong khi Đình Trọng và Duy Mạnh dù trở lại nhưng lại để dấu chấm hỏi về sự hòa nhập khi liên tiếp phạm sai lầm. Vậy nên, chỉ sau hai trận, Hà Nội, đội bóng có hàng thủ tốt nhất V-League 2020 đã thủng lưới đến 5 bàn thua.

 Đó là hàng thủ, còn hàng công là sự thiếu kết dính giữa các cá nhân. Hai tân binh Geovane và Bruno vẫn chơi cố gắng nhưng chưa thể thích ứng với chiến thuật mới. “Geovane và Bruno có ghi bàn không quan trọng bằng việc cả hai góp sức vận hành lối chơi tập thể. Ở Viettel và Sài Gòn, cả hai có thể gánh cả đội nhưng về Hà Nội không như thế được. Bởi vì lối chơi phụ thuộc vào một cá nhân rất dễ gãy”, ông Nghiêm thẳng thắn.

CLB Hà Nội nếm trải áp lực ảnh 2 Và thua luôn Bình Dương trên sân nhà

 Áp lực thành tích cũng là một nguyên nhân khác. Cú bước hụt tại V-League 2020 buộc đội bóng Thủ đô mang nặng tâm lý phải lấy lại “những gì đã mất”. Hà Nội từng khởi đầu chạm khi V-League lần đầu chuyển đổi thể thức chia thành hai giai đoạn vào năm 2020. Chín vòng đầu, họ chỉ thắng 3 nhưng vẫn kịp tăng tốc để lọt vào tốp 8 sau giai đoạn 1 và đoạt ngôi á quân chung cuộc.

 Nhưng đó là khi V-League chia suất 8 suất đua vô địch và 6 suất đá trụ hạng sau giai đoạn 1. Năm nay đã thay đổi khi chỉ còn 6 trên - 8 dưới. Tức sự khắc nghiệt lớn hơn, không có nhiều cơ hội cho các đội sửa sai và đòi hỏi phải sớm tăng tốc ngay từ vạch xuất phát. Bằng chứng, Bình Dương, Đà Nẵng, Sài Gòn (đá nhiều hơn 1 trận) tân binh Bình Định hay cả Hải Phòng được đánh giá ứng viên rớt hạng đã có 4-6 điểm làm vốn, họ được quyền toan tính trước khi V-League tái khởi động sau Tết.

 Vậy nên áp lực của Hà Nội rất lớn. Hà Nội giỏi chạy nước rút nhưng khi thời thế đã không cho phép, muốn có cú đề pha tốt, đội bóng này phải có càng nhiều điểm càng tốt ở giai đoạn đầu. Hạn chế những trận thua, tích góp từng điểm số một và thậm chí phải thắng càng nhiều càng tốt, đó là mệnh lệnh bắt buộc nếu Hà Nội muốn vô địch V-League 2021.  

Tin cùng chuyên mục