Chuyện người Nhật mở trường bóng đá ở Việt Nam

Báo SGGP đã từng thông tin về việc CLB Amitie đến từ giải hạng 3 Nhật Bản cử người sang Việt Nam mở trường dạy bóng đá cho các lứa tuổi mầm non và tiểu học. Đến nay, sau 5 tháng hoạt động, đã có 100 học viên và 5 cơ sở đào tạo chính thức. Nhưng, để làm được điều đó là cả một câu chuyện có nhiều điều đáng nói…

Báo SGGP đã từng thông tin về việc CLB Amitie đến từ giải hạng 3 Nhật Bản cử người sang Việt Nam mở trường dạy bóng đá cho các lứa tuổi mầm non và tiểu học. Đến nay, sau 5 tháng hoạt động, đã có 100 học viên và 5 cơ sở đào tạo chính thức. Nhưng, để làm được điều đó là cả một câu chuyện có nhiều điều đáng nói…

        Sự kiên nhẫn đáng khâm phục

Theo chân anh Kitaguchi - một cử nhân thể thao mới 26 tuổi, từ những ngày đầu sang Việt Nam tìm nơi mở trường. Đến nay, chúng tôi vẫn thấy chỉ có một mình anh đứng lớp dù số lượng học viên đã lên đến 100 em. Không biết làm cách nào mà người đàn ông có thể hình nhỏ bé ấy lại có thể nói liên tục với âm lượng rất to và trực tiếp thị phạm hướng dẫn các em nhỏ suốt cả 7 ngày/tuần.

Ngoài các lớp học định kỳ, anh Kitaguchi còn trực tiếp dạy tại các buổi trải nghiệm miễn phí để qua đó phụ huynh có thể quyết định việc có cho con theo học chính thức hay không. Những nhân viên của Kitaguchi cho biết, ngoài giờ ra sân, anh còn viết giáo án, tự thiết kế poster quảng cáo, gặp gỡ các trường học để thuyết phục được tổ chức lớp và thậm chí, chính anh còn tự mình đi phát từng tờ rơi giới thiệu về mô hình đào tạo của mình.

Hỏi anh Kitaguchi vì sao lại không đưa thêm người từ Nhật Bản sang hỗ trợ, anh cho biết mọi thứ đều phải theo đúng kế hoạch đã định và với số lượng học viên hiện nay, vẫn còn thuộc trách nhiệm của anh, chưa đủ điều kiện để Amitie bổ sung thêm nhân sự vì sẽ thiếu hiệu quả.

Anh Kitaguchi trò chuyện với các em nhỏ trong một buổi học. ảnh 1

Anh Kitaguchi trò chuyện với các em nhỏ trong một buổi học.

        Không chỉ dạy đá bóng

Mô hình hoạt động của Trường Amitie là thông qua bóng đá, dạy văn hóa ứng xử cho các em bé và đấy là nền tảng để các em trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp sau này với 2 yếu tố: đam mê và có văn hóa để phát triển đam mê của mình.

Theo Kitaguchi, mục tiêu của Trường Amitie tại Việt Nam là sẽ có 3.000 - 4.000 học viên sau 2 năm và theo mô hình tại Nhật Bản, chỉ có vài em đủ điều kiện trở thành cầu thủ. Những trường dạy đá bóng như Amitie có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển bóng đá Nhật Bản, đến nay đã có gần 300 trường với hàng trăm ngàn em nhỏ được dạy đá bóng từ lứa tuổi mầm non trước khi sàng lọc để cung cấp nguồn cầu thủ cho các tuyến U ở các CLB chuyên nghiệp.

Cách làm khoa học ấy được áp dụng trọn vẹn tại Việt Nam và theo Kitaguchi, nếu anh không thành công thì sẽ về lại Nhật Bản chứ không có chuyện đốt giai đoạn, ào ạt tuyển sinh hay vội vàng thành lập ngay CLB chuyên nghiệp tại Việt Nam.

Đây là lý do mà đến nay, Kitaguchi chưa thể tìm được trợ lý người Việt để thay anh đứng lớp. Nhiều cầu thủ đang thất nghiệp nhưng chỉ nghe mô tả công việc đã vội từ chối vì… chịu không nổi áp lực. Tại Việt Nam, người ta đã quen với việc mở lớp, ra thông báo tuyển sinh rồi cứ thế dạy các kỹ năng bóng đá đơn thuần thay vì bắt đầu bằng việc khơi gợi đam mê cho các em nhỏ bằng những buổi học đá bóng thì ít, dạy văn hóa ứng xử với trái bóng thì nhiều như cách mà Kitaguchi và Amitie đang làm.

Chúng tôi hỏi khó khăn lớn nhất của Amitie là gì? Kitaguchi cho biết: “Đấy chính là thuyết phục sự ủng hộ của địa phương đối với mô hình đào tạo này. Tại Nhật, hoạt động của Amitie là phi lợi nhuận, nhưng tại Việt Nam chúng tôi phải thu học phí để trả tiền thuê sân và các chi phí quảng bá. Vì học phí cao nên phụ huynh cũng cân nhắc cho con theo học vì tâm lý chung vẫn không muốn con mình trở thành cầu thủ. Chính vì thế, chúng tôi phải tổ chức các buổi trải nghiệm để giúp phụ huynh hiểu rằng, học đá bóng cũng là một cách dạy con nên người và biết đâu, sẽ giúp con có đam mê để trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp sau này”.

YẾN PHƯƠNG

Đọc nhiều nhất

Esports tại Asiad 19: Chuyện của nhiều niềm đam mê và vô số tranh cãi

Esports tại Asiad 19: Chuyện của nhiều niềm đam mê và vô số tranh cãi

Chơi game đã đạt được một cột mốc quan trọng chưa từng có khi được chọn làm môn thể thao có huy chương chính thức của Đại hội thể thao châu Á (Asiad) Hàng Châu 2023 dưới hình thức thể thao điện tử - Esports. Không chỉ thế, chiến thắng trong cuộc chơi có thể có ý nghĩa thay đổi cuộc sống đối với một số game thủ cũng tương tự như số phận của môn thi đấu này.

Bóng đá trong nước

Bóng đá quốc tế

Man Utd chỉ còn có 3,7% cơ hội vào tốp 4 Premier League

Sau loạt trận đầy những bất ngờ vừa qua, siêu máy tính AI của Opta đã cập nhật khả năng thăng tiến của từng đội và thật bất ngờ khi Tottenham có đến 46% cơ hội đứng trong tốp 4 cùng Manchester City, Arsenal và Liverpool, trong lúc Man United chỉ còn vỏn vẹn 3,7% cơ hội dự Champions League mùa tới.