Một trong những tình tiết mới trong vụ điều tra tham nhũng tại Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA), là cáo buộc một số quan chức cấp cao của FIFA đã nhận một khoản tiền lên tới 10 triệu USD từ Nam Phi để ủng hộ quốc gia này giành được quyền đăng cai World Cup 2010.

Tuy nhiên, việc nguồn tiền này không được giao dịch bằng tiền mặt, mà thông qua 1 tài khoản của FIFA tại ngân hàng Thụy Sĩ, lại làm dấy lên những nghi vấn rằng ai mới có thẩm quyền để ký duyệt thực hiện giao dịch này. Giờ đây, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã đưa ra cáo buộc rằng người đã phê duyệt giao dịch này chính là Tổng thư ký FIFA đương nhiệm, ông Jerome Valcke.
Valcke và Blatter là 2 quan chức hàng đầu trong FIFA và việc đặt ông Tổng thư ký vào cáo buộc trên, khiến ông này trở thành quan chức cao cấp tiếp theo của FIFA dính líu đến scandal tham nhũng và hối lộ. Trước đó, ông này không có tên trong bảng danh sách 14 người bị bắt giữ. Ông Jerome Valcke hiện chưa có bình luận chính thức nào về cáo buộc trên, và vẫn đang được dự kiến là có mặt trong lễ khai mạc World Cup bóng đá nữ sẽ được tổ chức tại Canada vào cuối tuần này.
Thời gian qua, cựu Phó chủ tịch Jack Warner, người được cho là đã nhận khoản tiền 10 triệu USD do Jerome Valcke chuyển khoản, đã có những phản ứng mạnh mẽ với các cáo buộc chống lại ông. Sau khi đầu thú ở Trinidad và Tobago và đóng tiền tại ngoại, ông Jack Warner đã đặt cho truyền thông nhiều câu hỏi liên quan đến scandal đang nổ ra tại FIFA. “Tại sao lại không có cuộc điều tra nào tại châu Á hoặc châu Âu? Tại sao không điều tra về Sepp Blatter? Có nhiều người khác đã mang lại sự xấu hổ và ô nhục cho FIFA”.

Tổng thư ký Jerome Valcke (phải) lập tức bị cáo buộc sau khi Blatter thắng cử.
Bên cạnh những cáo buộc trên, vẫn có nhiều sự kiện có liên quan đã diễn ra ở khắp nơi trên thế giới. Tại Zurich, ông Enrique Sanz, Tổng thư ký CONCACAF, cơ quan quyền lực của bóng đá khu vực Bắc, Trung Mỹ và Caribbean, đã bị đình chỉ. Ủy ban đạo đức của FIFA cũng đã cấm 2 quan chức là Jean Guy Blaise Mayolas và Badji Mombo Wantete của Liên đoàn Bóng đá Congo (Fecafoot). Trong khi đó, ở Paraguay, một thẩm phán đã ra lệnh bắt giữ cựu Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Nam Mỹ, ông Nicolas Leoz, vì những cáo buộc có tham gia vào các vụ bê bối vừa qua.
Ở châu Âu, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thụy Điển, ông Karl-Erik Nilsson nói với truyền thông rằng không loại trừ khả năng liên đoàn này sẽ tham gia vào cuộc tẩy chay FIFA do UEFA phát động. Trong khi đó, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Anh, ông Greg Dyke cho biết tổ chức của mình sẽ ủng hộ bất cứ hoạt động nào để tẩy chay FIFA.
Bà Heather Rabbatts, một thành viên của Liên đoàn Bóng đá Anh và cũng là thành viên của lực lượng chống phân biệt chủng tộc của FIFA đã xin từ chức ngay lập tức khỏi nhiệm vụ mà bà đang đảm nhận tại Liên đoàn Bóng đá thế giới, bởi vì “Giống như nhiều người khác, tôi nhận ra rằng có rất ít điều có thể thực hiện được để có thể cải cách FIFA vào thời điểm này".
Cuộc điều tra vẫn còn tiếp tục.
| |
Vũ Đức Nguyên - Ngọc Huy
Các tin, bài viết khác
-
Từ Lê Công Vinh đến Đoàn Văn Hậu
-
Truyền cảm hứng cho Olympic
-
Bao lâu rồi mới vui như thế
-
Bóng đá cộng đồng rộn ràng trở lại
-
Thể thức mới của V-League có gì lạ?
-
Công Phượng, Quang Hải, Hùng Dũng được AFC chọn tuyên truyền chống dịch Covid-19
-
Quyền Anh chuyển mình nhờ xã hội hoá
-
CLB Ai Cập triển hạn cho cầu thủ ở tuổi 74
-
Tan tành chiếc siêu xe Lamborghini của thủ môn Manchester United
-
Sốc: Sao Man City mở tiệc đêm mừng chiến thắng Aston Villa 6-1 với 22 người mẫu đến từ Italia