Chờ xem “tay nghề” ông Thắng

Năng lực của một HLV không chỉ nằm ở cách chỉ đạo trên sân mà còn ở khả năng tính toán thiệt – hơn trong thi đấu. HLV Nguyễn Hữu Thắng chưa cho thấy được điều này ở AFF Cup 2016. Hy vọng là lần này ông sẽ “ra tay”.
U22 Việt Nam ra quân với đội hình mạnh nhất khi gặp Hàn Quốc. Ảnh: Dũng Phương
U22 Việt Nam ra quân với đội hình mạnh nhất khi gặp Hàn Quốc. Ảnh: Dũng Phương

Có một chút rắc rối trước trận đá với Macau (TQ): Đây là kiểu trận đấu mà “bỏ thì thương, vương thì tội”. Kết quả của nó có thể vô nghĩa nếu như Macau đứng chót bảng. Nhưng nếu không cẩn thận, U22 Việt Nam có khi lại “sụp ổ gà”.

Càng nhanh càng tốt

Chuyện là thế này: Do bảng A của vòng loại U23 châu Á 2018 chỉ có 3 đội nên khi xét thành tích của 10 đội nhì bảng để chọn ra 5 đội đi tiếp (cùng 10 đội đầu bảng) thì sẽ không tính kết quả trận đấu với đội đứng hạng 4 (chót bảng). Có nghĩa là nếu U22 Việt Nam ghi vào lưới Macau 20 bàn và đội này xếp chót bảng thì tỷ số đó vô giá trị. Thành tích của U22 Việt Nam lúc đó chỉ được tính trên kết quả đá với Đông Timor, Hàn Quốc. Như vậy, thắng Macau không quan trọng bằng việc cầm hòa hoặc thua nhẹ Hàn Quốc.

Khổ nỗi, vì trận Macau - Đông Timor lại diễn ra ở lượt cuối cùng nên chẳng ai biết đội nào sẽ chót bảng cả. Nếu “lỏng chân” ở trận đá với Macau, chỉ thắng 2-3 bàn, trong khi Macau bất ngờ thắng Đông Timor thì Việt Nam sẽ gặp bất lợi về hiệu số. Còn nếu cố ghi nhiều bàn, mất sức lực hoặc bị chấn thương để rồi thua đậm Hàn Quốc thì cũng gặp kết cục tương tự.

Tóm lại, nhằm tránh mọi rủi ro nói trên, nhiệm vụ của thầy trò HLV Hữu Thắng là phải có kết quả tốt hơn trận trước nhưng cần thực hiện điều đó ngay trong hiệp 1 để hiệp 2 giữ chân các trụ cột cho trận cuối cùng.

Chờ xem “tay nghề” ông Thắng ảnh 1
“Ra tay” đi ông Thắng

Năng lực của một HLV không chỉ nằm ở cách chỉ đạo trên sân mà còn ở khả năng tính toán thiệt – hơn trong thi đấu. HLV Nguyễn Hữu Thắng chưa cho thấy được điều này ở AFF Cup 2016. Hy vọng là lần này ông sẽ “ra tay”.

Ai cũng biết SEA Games 29 mới là mục tiêu chính, quyết định đến chiếc ghế của nhà cầm quân xứ Nghệ. Nhưng rõ ràng, việc lọt vào VCK U23 châu Á cũng là tiền đề quan trọng để có lợi thế tinh thần cho SEA Games. Trong 3 trận đấu tại vòng loại thì chỉ có trận đá với U22 Hàn Quốc là có giá trị nhất. Nó vừa là một bài kiểm tra toàn diện về chuyên môn, vừa là trận đấu mà U22 Việt Nam không được phép để thua quá đậm nhằm tránh bất lợi về hiệu số trong việc xét 5 vé nhì bảng vào VCK. Còn nếu chúng ta có hòa hoặc thậm chí là thắng Hàn Quốc thì quá tuyệt. Chẳng có cú hích tinh thần nào hiệu quả hơn điều đó cả.

Để làm được điều đó, cần phải tính toán. Trận đấu với Hàn Quốc là một cơ hội “ghi điểm” không thể bỏ lỡ, nhất là trong điều kiện thời tiết cũng như ưu thế sân nhà. Dùng đội hình tốt nhất, chơi một trận hay nhất, giành kết quả đẹp nhất, là kịch bản mà HLV Hữu Thắng có thể chọn lựa. Điều này cũng có nghĩa ông phải mạo hiểm sử dụng đội hình 2 cho trận đá với Macau, một trận đấu không nhất thiết phải “đầu tư” quá nhiều, nhất là khi mà đội hình chính chưa thể hồi phục sau màn “thủy chiến” vừa qua.

Tin cùng chuyên mục