Ngôi nhà thứ hai
Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ) trong những trận đấu… không có sự góp mặt của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam vẫn đông kín khán giả. Hơi thở bóng đá len lỏi vào từng ngỏ nhõ, phố nhỏ của TP Việt Trì vốn thường chỉ nổi tiếng với Khu di tích văn hóa đền Hùng, nay vụt trở thành một “Thánh địa mới của bóng đá tại Việt Nam”. Tình yêu bóng đá mà người dân Phú Thọ dành tặng cho các đội khác trong bảng A, rất đáng trân trọng.

Sân vận động Thiên Trường (Nam Định), một “thánh địa bóng đá” thật sự, không được tổ chức một trận đấu nào của đội Việt Nam. Nhưng bất chấp việc trên sân đấu là đội bóng nào, Lào, Campuchia, thậm chí cả “kình địch” Thái Lan, khán giả ở Thiên Trường đều dành tặng sự ủng hộ nhiệt thành, sôi động và cực kỳ vô tư. Không phải tự nhiên mà câu nói: “Anh em 18 (biển số xe Nam Định) mãi đỉnh!” đã trở thành hot-trend trên mạng xã hội.

Những gì đã diễn ra ở Việt Trì, ở Thiên Trường, không chỉ cho thấy tình yêu bóng đá tuyệt vời của người dân Việt Nam mà còn là minh chứng cho sự vô tư trong công tác cổ vũ của người dân địa phương tại SEA Games 31. Đây là lần đầu trong lịch sử 63 năm phát triển của Đại hội Thể thao Đông Nam Á, các cầu thủ tham dự SEA Games nhận được sự ủng hộ vô tư và công tâm từ cổ động viên nước chủ nhà, như thể họ đang được thi đấu tại quê nhà mình vậy.

Thể thao kết hợp du lịch
Thể thao kết hợp du lịch là đích ngắm mà tất cả các địa phương có danh thắng, sở hữu những địa điểm du lịch nổi tiếng trên dải đất hình chữ S đang hướng đến. Du khách sẽ vừa được đắm chìm trong một cuộc khám phá bản sắc văn hóa đặc trưng vùng miền, vừa có dịp thưởng thức những trận bóng đá, bóng chuyền, màn so găng quyền Anh, đua thuyền… đỉnh cao ngay tại nơi họ đặt chân đến.
Sự kết hợp ấy sẽ đem đến những nguồn thu khổng lồ cho các địa phương “thức thời” và chịu khó nghiên cứu để đưa ra những sáng kiến về mô hình Thể thao - Du lịch thu hút không chỉ du khách quốc nội, mà còn khách quốc tế.


Ở môn điều kinh, câu chuyện về VĐV chạy đường trường Felisberto De Deus (người Timor Leste, từng dự Olympic Tokyo 2020 nội dung 1.500m) cầm cờ Việt Nam ăn mừng chiến thắng HCB lịch sử cùng… 2 VĐV nước chủ nhà, rồi việc anh chủ động chào cờ trên bục nhận huy chương khi quốc ca Việt Nam vang lên, là hành động đáng trân trọng và đầy ý nghĩa. |
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Bế mạc ASEAN Para Games 11-2022: Đêm chia tay cảm xúc
-
Thể thao người khuyết tật Việt Nam đứng hạng 3 với 65 HCV tại ASEAN Para Games
-
Qua 4 ngày, VĐV bơi thể thao người khuyết tật đã giành 23 HCV tại ASEAN Para Games
-
VĐV thể thao người khuyết tật Việt Nam đã giành 31 HCV tại ASEAN Para Games 11-2022
-
Lực sĩ Lê Văn Công giành HCV ASEAN Para Games 11-2022
-
Thể thao người khuyết tật Việt Nam sớm giành được 9 tấm HCV
-
Ngày hội của thể thao người khuyết tật Đông Nam Á chính thức tranh tài
-
Lễ Thượng cờ các quốc gia tham dự ASEAN Para Games lần thứ 11-2022
-
Thể thao người khuyết tật Việt Nam: Trên hết là thể hiện nghị lực phi thường
-
Lễ thượng cờ của ASEAN Para Games 2022 diễn ra ngày 29-7