Đại hội Liên đoàn cầu lông Việt Nam nhiệm kỳ 6 sẽ tổ chức trong năm 2017. Cầu lông đã có tiến bộ nhiều năm qua với sự đầu tư vào chuyên môn cho một số tay vợt chủ chốt. Nhưng về tổng thể, đề án về Trung tâm cầu lông quốc gia vẫn chưa hiện thực.
1. Nhiệm kỳ 5 (2011-2015) đã kết thúc thời gian theo quy định. Một trong những nhiệm vụ mấu chốt Liên đoàn cầu lông Việt Nam đặt ra tại nhiệm kỳ là hoàn thiện dự án Trung tâm cầu lông quốc gia và nhà thầu bắt tay vào xây dựng cơ sở hạ tầng.
Lúc đó, tập đoàn sản xuất đồ thể thao Động Lực là phía tư vấn cho Liên đoàn cầu lông Việt Nam cũng như ký họp đồng hợp tác cùng nhau trong đầu tư dự án “xây dựng trụ sở làm việc; trung tâm tập luyện thi đấu của Liên đoàn cầu lông Việt Nam và liên đoàn cầu lông Hà Nội”. Một nhà thầu xây dựng khác là công ty Đông Dương đã được ký kết hợp tác. Tổng mức đầu tư cho dự án trên (gồm 1 nhà thi đấu (có 2.500 chỗ, tổng diện tích 2.800m²), 1 nhà tập luyện ngoài trời (rộng 1.300m²), nhà hỗn hợp 33 tầng (tổng diện tích sàn 45.300m²) có cả căn hộ kết hợp dịch vụ công cộng...) là 765,9 tỷ đồng.
Dự án đến lúc này vẫn trên giấy tờ. Đất được cấp để thực hiện xây dựng Trung tâm cầu lông quốc gia nằm tại khu thể thao ở Mỹ Đình (Hà Nội) vẫn chưa được đầu tư. Theo tìm hiểu, để xây dựng một Trung tâm với cơ ngơi như vậy và có khu căn hộ thì nhà thầu phải có năng lực trong xây dựng đồng thời được phép. Ngoài ra, kinh phí là vấn đề rất nan giải.

Tay vợt Nguyễn Tiến Minh là động lực để lôi kéo giới trẻ Việt Nam tham gia chơi cầu lông. Ảnh: T.L
Trung tâm chuyên biệt về đào tạo cầu lông quốc gia là mơ ước của Liên đoàn cầu lông Việt Nam. Ít nhất một nhiệm kỳ quản lý (nhiệm kỳ 5), dự án chưa thể thực hiện. Sau đấy, nhiệm kỳ mới (nhiệm kỳ 6) tiếp tục có 5 năm hoạt động. Trong 5 năm tiếp theo, đưa dự án trở thành hiện thực rất quan trọng. Qua thời gian, mọi thứ đều thay đổi. Thiết kế có thể phải xem xét lại để phù hợp hơn trong thời điểm cụ thể. Trượt giá của kinh phí có thể không chỉ là 765,9 tỉ đồng mà sẽ nhiều hơn.
2. Chủ tịch nhiệm kỳ 5 của liên đoàn cầu lông Việt Nam là ông Lê Đăng Xu (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng số 1). Nếu không có gì thay đổi, ông Xu vẫn tiếp tục nắm vai trò quản lý cao nhất Liên đoàn cầu lông Việt Nam nhiệm kỳ 6. Thời điểm nào trong năm 2017 tổ chức đại hội liên đoàn vẫn chưa ấn định.
Qua các năm hoạt động trong nhiệm kỳ 5, câu chuyện nâng cao chuyên môn, mở rộng phát triển cầu lông phong trào và thành tích cao đã được nhân rộng dần dần. Mấu chốt là sự vận động tài chính tìm thêm nguồn thu từ các hoạt động cầu lông được thực hiện còn ít. Cầu lông Việt Nam vẫn chỉ lấy Nguyễn Tiến Minh là “ngôi sao” duy nhất tạo cảm hứng cho người hâm mộ tại các nhà thi đấu cũng như thu hút tài trợ của nhiều thương hiệu. Thế hệ của Tiến Minh đã qua. Bây giờ, những Vũ Thị Trang, Phạm Cao Cường, Lê Đức Phát, Nguyễn Thùy Linh, Lê Thu Huyền... là dấu hỏi cho nhà quản lý liên đoàn cầu lông. Chưa ai dám chắc những gương mặt trên sẽ bật lên hẳn như Tiến Minh để kéo được khán giả đến xem cũng như trở thành thần tượng cho giới trẻ tập cầu lông nâng cao thể chất.
|
NGUYỄN ĐÌNH
Các tin, bài viết khác
-
Cờ vua nữ Việt Nam cần đổi mới?
-
Đại hội TDTT thủ đô Hà Nội tổ chức thi đấu 25 môn
-
Hơn 60 đội tranh ngôi cao nhất giải vô địch bóng rổ trẻ 3x3 U16, U18 toàn quốc
-
Bắn súng Đại hội TDTT TPHCM 2022: Nhiều hảo thủ tranh tài
-
Chọn người chèo lái các Liên đoàn thể thao
-
Việt Nam có 5 VĐV dự giải trượt băng nghệ thuật thanh, thiếu niên thế giới
-
Cung thủ xinh đẹp Thanh Nhi giành tấm HCV duy nhất cho đội TT-Huế
-
9 trọng tài quốc tế chưa nhận tiền SEA Games 31 vì gởi thông tin chưa chính xác
-
Gian nan nghề VĐV bắn súng
-
Ông Trương Ngọc Để là ứng viên Chủ tịch Liên đoàn takewondo Việt Nam nhiệm kỳ mới