Cần xử lý nghiêm chuyện tiêu cực ở bóng đá trẻ

Chuyện tiêu cực trong bóng đá vốn không mới với bóng đá Việt Nam. Chúng ta đã chứng kiến 3 phiên xử liên quan đến chuyện móc ngoặt, bán độ, mua chuộc trọng tài trong quá khứ. Nhưng rõ ràng đó là cuộc chiến trường kỳ mà không thể có 1 khoảnh khắc lơ là. 

Cần trả lại sự trong sạch cho bóng đá trẻ. Ảnh: MINH TRẦN
Cần trả lại sự trong sạch cho bóng đá trẻ. Ảnh: MINH TRẦN

Từ tiêu cực xưa

Một cầu thủ khi mà đã nhúng chàm rồi thì rất khó để mà rút ra, anh sẽ biến thành "nô lệ" cho bóng ma tiêu cực hoặc buộc phải giải nghệ sớm một khi bị đồng đội xa lánh, tẩy chay. Mà hình thức tiêu cực thì thật là đa dạng. Trước kia thường là hai đội móc ngoặc nhau (thường gọi là combin), thắng đi thua về hay nhường điểm để tranh vô địch, đua trụ hạng. Cũng có tình trạng bị giới cá độ chi phối mà một thời đã làm bóng đá chúng ta bị ảnh hưởng rất lớn. 

Sau khi có sự xuất hiện của các ông bầu, tình hình trên đã giảm rất nhiều. Cầu thủ không còn "lộn xộn", còn HLV thì chăm chuốt, chuyên nghiệp hơn. Nói là đã giảm rất nhiều, chứ còn hết hẳn tôi nghĩ là chưa đâu. Đó là căn bệnh chung của bóng đá toàn thế giới thôi, ở nơi nào kiểm soát tốt tình hình thì hình ảnh CLB đó, giải đấu đó còn chỗ đứng trong lòng người hâm mộ. Còn ngược lại, cứ nhìn khán đài là có đáp án. 

Đó là chuyện tiêu cực trước đây. Còn hiện tại thì rộ lên vấn tiêu cực thời 4.0, là cá cược qua mạng. Hễ trận nào lên sóng, có tỷ lệ kèo thì rất dễ... có chuyện. Từ V-League, giải hạng Nhất, Cúp QG hay xa hơn là AFC Cup. AFC Champions League đều có kèo trước trận đấu cả. Cơ bản, tôi cho là các đội đã và đang kiểm soát được tình hình. Nhưng gần đây rộ lên chuyện tiêu cực ở bóng đá trẻ, U19 thì thực sự đáng buồn. 

Cần xử lý nghiêm chuyện tiêu cực ở bóng đá trẻ ảnh 1 Bóng đá trẻ Đồng Tháp cũng đang bị dính vào chuyện tiêu cực
Đến tiêu cực thời công nghệ

Tình hình không còn ở chỗ đội này xin, nhường điểm đội kia nữa mà là hình thức đánh cá qua mạng. Có khi vượt tầm kiểm soát của lãnh đạo đội bóng. Thời gian gần đây khi xem kết quả các trận có nhiều bàn thắng, người ta thường buộc miệng: "Lại nổ tài". Đó là điều đáng suy gẫm. 

Tôi ủng hộ quan điểm của lãnh đạo công ty CP thể thao Hưng Thịnh Bình Định là VFF nên làm tới cùng để sạch bóng tiêu cực ngay từ sân chơi trẻ. Sắp tới công ty này sẽ tiếp nhận tuyến trẻ của Bình Định thì nếu không làm sạch thì sẽ rất ảnh hưởng đến nhiều phương diện. U19 Bình Định, U19 Đắk Lắk chưa nguội thì xuất hiện tiêu cực ở U21 Đồng Tháp. 

Tôi nghĩ là đã đến lúc VFF cần quyết liệt ở mức xử phạt, chúng ta sẵn sàng loại bỏ khỏi đời sống bóng đá những cá nhân vi phạm để làm gương, triệt tiêu mầm mống có thể hủy hoại bóng đá nước nhà trong tương lai. Hôm nay là U19, nhưng ngày mai sẽ là U21, U23 rồi là trụ cột ở CLB hạng Nhất hay chuyên nghiệp. Ngay từ lứa này mà không chấn chỉnh được thì khó để mà nói chuyện tương lai. 

Cần xử lý nghiêm chuyện tiêu cực ở bóng đá trẻ ảnh 2 Thủ môn Y Eli NiÊ buồn bã nhìn đồng đội tranh tài sau khi nhận án kỷ luật treo giò 2 trận ừ VFF
Các HLV nợ phụ huynh 1 lời xin lỗi

Tạm chưa phân tích cầu thủ trẻ sai phạm có sự "dẫn dắt" của các người thầy hay không. Nhưng qua sự việc trên cho thấy lỗ hổng rất lớn ở khâu đào tạo mà nhiều nơi chỉ lo cho mình, thành tích hiện tại mà không nghĩ đến hậu quả là tương lai của cầu thủ trẻ sẽ đi về đâu khi đã "nhúng chàm" với tiêu cực? Khả năng tương lai bóng đá của các em sẽ rất nhạt nhoà

Các phụ huynh khi gởi con em mình đến các "lò", CLB thường rất tin tưởng, đa phần từ lứa U11, như 1 trang giấy trắng. Vì thế mà hậu quả từ việc tiêu cực ở lứa tuổi U, thậm chí nếu thầy không có liên quan mà các em tự "làm kèo" lại càng nguy hiểm hơn nữa. 

Tin cùng chuyên mục