Cần một giải pháp hài hòa

Sau 4 ngày kể từ khi gởi văn bản đến các CLB để tham khảo kế hoạch thi đấu cho giai đoạn còn lại của mùa bóng 2021, ngày 23-7 công ty VPF đã thu về đủ các văn bản phản hồi. Qua đó có 9/14 phiếu không đồng ý lùi giải đến đầu năm 2022. 

Các cầu thủ, đặc biệt từ hạng Nhất sẽ ảnh hưởng thu nhập nếu giải bị hủy
Các cầu thủ, đặc biệt từ hạng Nhất sẽ ảnh hưởng thu nhập nếu giải bị hủy

Các phiếu ủng hộ hoặc để phiếu trắng là của CLB TPHCM, CLB Hà Nội, Viettel, Topenland Bình Định và Than Quảng Ninh.

Thực tế trong lúc này khó để tìm được giải pháp nào hay nhất mà cố gắng tìm sự hài hòa, cảm thông giữa các bên. Cụ thể là lợi ích của công ty VPF, các CLB và quan trọng nhất chính là các cầu thủ, họ mới là nhân vật chính ở các trận đấu.

 Vấn đề là liệu có tìm được giải pháp tốt nhất trong điều kiện hiện nay? Giải pháp tốt nhất là mỗi bên chịu thiệt một chút, ngay cả đội tuyển Việt Nam cũng vậy. Theo tôi thì 10 ngày tập trung trước trận đấu là hơi dài, chỉ 1 tuần cũng được rồi. Ví dụ trước trận đấu đầu tiên gặp Saudi Arabia, đội tuyển có thể tập trung sớm hơn. Sau đó trước lượt trận thứ 3 có thể thu hẹp lại khoảng 1 tuần là được.

 Việc đội tuyển thu hẹp thời gian tập trung sẽ giúp cho quỹ ngày để hoàn thành các trận đấu tại LS V-League trong các tháng 9, 10 nếu đủ điều kiện tổ chức sẽ thuận lợi hơn. Giải pháp được nêu ra có thể thi đấu trong điều kiện tập trung theo cơ chế “Bong bóng Y tế” mà vòng loại World Cup 2022 đang tiến hành. Dĩ nhiên là để hoàn thiện vấn đề này sẽ mất nhiều công sức, thời gian để thực hiện chặt chẽ quy định an toàn phòng dịch. Các CLB sẽ tốn thêm kinh phí, công ty VPF sẽ tốn thêm công sức thì mới cùng đưa giải về đích trong trước tháng 12”.

Cần một giải pháp hài hòa ảnh 1 Lịch thi đấu từ nay đến cuối năm rất kín

 Lùi giải đến sang năm thì rõ ràng nhiều đội không thuận. Việc hoãn giải 1 thời gian là chuyện chẳng đặng đừng, sẽ thiệt về chuyên môn khi cầu thủ mất phong độ. Đó là chưa nói đến việc nghỉ dài, quyền lợi cầu thủ bị ảnh hưởng khi sẽ có rất nhiều cầu thủ bị giảm lương. Đội tuyển cũng không được lợi gì khi cầu thủ sẽ không có điều kiện tập luyện, thi đấu để duy trì sẽ không đạt nền tảng thể lực mỗi khi tập trung đội tuyển.

 Còn nếu hủy giải là phương án cuối cùng, vì điều này sẽ ảnh hưởng nhiều lắm. Sẽ bị phạt về các hợp đồng, cầu thủ nếu đang ở những đội khó khăn về tài chính sẽ… nghèo luôn, khả năng bị thanh lý hợp đồng ngay sau khi hủy giải là dễ xảy ra. Đó là chưa nói đến việc mùa giải năm sau dự kiến tháng 7 mới khởi tranh, nghĩa là cầu thủ hay những thành viên liên quan sẽ ảnh hưởng đến thu nhập cỡ từ 8-10 tháng. Bên cạnh đó, các hoạt động bóng đá cũng bị ngưng trệ. Chính vì thế mà cần có sự liên tục thay vì “đứt đoạn” thì sau này khó để làm lại.

Tin cùng chuyên mục