Không chỉ ở Việt Nam, một giải đấu vô địch quốc gia mà có đội bỏ cuộc giữa chừng là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Nếu chúng ta loại trừ trường hợp bất khả kháng thì việc bỏ giải gây ra hệ lụy lớn đến toàn bộ giải đấu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền bóng đá. Vậy mà từ VFF đến cả VPF, BTC V-League lại có vẻ khá bình thản với khả năng sẽ có đội ngưng thi đấu.
|
Tấn Tài từ K.Khánh Hòa về V.Hải Phòng trong trận thua SLNA 1-2. Ảnh: Quang Minh |
Nói cho đúng hơn, họ đều rất lo lắng nhưng đây là một kiểu lo rất… hên xui. Tức là lo thì có lo nhưng chẳng biết phải làm gì, cứ hi vọng mọi chuyện êm đẹp. Ví dụ như việc BTC yêu cầu các CLB phải cam kết không bỏ giải. Đương nhiên là chẳng ai lại không cam kết nhưng thật ra, nó không có mấy giá trị.
Theo điều lệ thì đội nào bỏ giải thì phải đá hạng Ba ở mùa tới. Nghe thì rất là nặng nề nhưng khi đã phải bỏ giải vì thiếu tiền, chuyện giải tán đội còn có thể xảy ra, nói gì việc phải đá hạng Ba. Chưa kể, nếu đội bóng đang thuộc doanh nghiệp mà bỏ giải thì đội sẽ chuyển về cho địa phương, mang tên mới, có đơn vị chủ quản mới thì lại có thể bắt đầu bằng giải hạng Nhì. Nghĩa là cam kết lẫn chế tài trong điều lệ thật ra không có mấy nghiêm trọng đến mức các CLB phải cố mà đá.
Ngoài ra, cần phải thấy rằng, việc bỏ giải với lý do tài chính là chuyện nằm ngoài ý muốn chứ không phải vì muốn “phá” giải. Nói cách khác, nếu điều đó xảy ra, VFF cũng không thể không thông cảm với chuyện chẳng ai muốn ấy.
o0o
Công bằng mà nói, cần phải thông cảm cho các CLB bởi sự có mặt của một số đội tại V-League hiện nay đã là giúp đỡ BTC lắm rồi, đâu thể nặng tay với họ. Trong điều lệ thi đấu của V-League, ở các điều khoản về tài chính, chẳng thấy có bất kỳ yêu cầu về cam kết ngân sách thi đấu. Nói cách khác, công ty VPF không hề giám sát được chuyện tiền bạc của các thành viên của mình ngoài khoản đóng góp cổ phần. Câu hỏi đặt ra: ai mới thật sự là nơi quản lý?
Chúng tôi cho rằng, đấy là VFF. Vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, để tham dự V-League, các CLB phải “chuyên nghiệp”, tức là đáp ứng đủ quy chế mà VFF ban hành. Như vậy, chính VFF phải chịu trách nhiệm nếu CLB bỏ giải vì không đủ tiền đá giải.
Thứ hai, mối quan hệ giữa các CLB với VPF là đối tác nhưng giữa CLB và VFF là trực thuộc (tư cách thành viên). Dựa trên mối quan hệ này, VPF không đủ điều kiện để kiểm tra, giám sát tài chính của đối tác trong khi VFF lại có quyền và trách nhiệm yêu cầu các CLB tuân thủ đúng qui chế mới cấp phép, gắn “nhãn” chuyên nghiệp.
Thứ ba, một CLB bỏ giải thì V-League mất đi một đội, dù sao cũng có thể điều chỉnh công tác tổ chức được. Tuy nhiên, VFF lại là nơi nhận hậu quả của việc này nặng nề nhất. Ở vai trò thay mặt nhà nước quản lý bóng đá thì VFF lại bị mất đi một thành viên, tức là sẽ ảnh hưởng đến phong trào chung bao gồm khả năng tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội. Nôm na, nếu không có đội này thì VPF cũng có thể còn đội khác thay thế chứ VFF mất một thành viên là mất uy tín lớn.
o0o
Như đã từng đề cập, VPF có thể yêu cầu các CLB cam kết không bỏ giải nhưng VFF thì không được phép yên tâm vào điều đó nếu như họ phát hiện ra tình hình không ổn. Điều đáng trách là mọi thứ có vẻ ngược lại, VPF lo lắng cho giải đấu của mình nhiều hơn trong khi VFF lại coi việc bỏ giải chẳng liên quan gì đến mình. VPF còn bắt các đội phải cam kết còn VFF thì chỉ “bày tỏ sự lo lắng” mà thôi.
Hồ Việt
Các tin, bài viết khác
-
De Bruyne: “Đây là chức vô địch quan trọng nhất của tôi”
-
Ten Hag sẽ được ủng hộ mua cầu thủ
-
Quá trình tiếp quản Chelsea sẽ hoàn thành trong 24 giờ tới
-
Lễ bế mạc SEA Games 31: Hẹn gặp lại ở Campuchia 2023!
-
Dàn cơ thủ Việt Nam khởi đầu thuận lợi tại giải Billiards Carom 3 băng World Cup – TPHCM 2022
-
U23 Việt Nam lại hội quân chuẩn bị tái đấu cùng U23 Thái Lan
-
Khởi động giải futsal VĐQG 2022
-
Roland Garros: “Hoàng tử sân đất nện” Dominic Thiem giờ là “hữu danh vô thực”
-
HLV Stefano Pioli đánh mất chiếc huy chương quý giá
-
AFF Cup có nhà tài trợ mới