Trước thềm giải bóng chuyền VĐQG 2012 - Bài 1:Ngoại binh trước ngày phán xét

Hết mùa này, VĐV ngoại sẽ không được thi đấu ở giải VĐQG. Năm cuối cùng trước sự phán xét từ VFV, miền đất hứa vẫn tiếp tục đón nhận nhiều bản hợp đồng ngoại binh. Cho dù, mỗi đội chỉ được đăng ký thi đấu 1 tay đập ngoại.
Trước thềm giải bóng chuyền VĐQG 2012 - Bài 1:Ngoại binh trước ngày phán xét

Hết mùa này, VĐV ngoại sẽ không được thi đấu ở giải VĐQG. Năm cuối cùng trước sự phán xét từ VFV, miền đất hứa vẫn tiếp tục đón nhận nhiều bản hợp đồng ngoại binh. Cho dù, mỗi đội chỉ được đăng ký thi đấu 1 tay đập ngoại.

Các tay đập ngoại như Sisuma (đập bóng, NHCT) chỉ còn mùa này để phô diễn kỹ năng chơi bóng. Ảnh: Dũng Phương

Các tay đập ngoại như Sisuma (đập bóng, NHCT) chỉ còn mùa này để phô diễn kỹ năng chơi bóng. Ảnh: Dũng Phương

"Lính lê dương" Thái Lan đông nhất

Với những đăng ký cuối cùng được gởi tới Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam (VFV), năm nay số lượng cầu thủ Thái Lan được thuê đông nhất với 10 người. Đứng nhì là nhóm VĐV Trung Quốc (6 người), và phần còn lại là những tay đập tới từ Myanmar, Ucraina, Nga và đảo Fiji.

“Hàng Thái” vẫn chiếm số đông không phải là nét mới ở giải VĐQG vì theo nhiều HLV, điều này hợp lý bởi lẽ họ hòa nhập nhanh với cầu thủ nội. Năm nay, các chủ công số 1 của đội tuyển nam Thái như Jiraui Raksakeaw (đầu quân Tràng An Ninh Bình), Wanchai (Đức Long Gia Lai) đều đã có mặt. Đáng chú ý nhất, đương kim á quân Sanest Khánh Hòa chấp nhận để người quen Kitsada về chơi cho Tập đoàn Dầu khí trong khi đi thuê chủ công có chiều cao vượt trội Gatin Olekiey (Ukraina). Có vẻ, khi không tìm được tiếng nói chung với đội bóng ruột S.Khánh Hòa, Kitsada rất vui vẻ gật đầu với lời mời hậu hĩnh từ đội bóng do HLV Nguyễn Mạnh Hùng dẫn dắt.

Nhưng chưa hẳn, ngoại binh tốt sẽ tạo nên thời cơ và năm ngoái, cả Dầu khí lẫn Đức Long Quân khu 5 đều đầu tư ngoại binh mạnh nhất nhì, rốt cuộc họ phải nhận trái đắng là rơi khỏi nhóm 4 đội đứng đầu.

Ở một diễn biến khác, do chưa thể mượn được chủ công Da Jia Rui (Đài Loan), đội ĐKVĐ nam Sacombank Biên phòng tiếp tục tuyển mộ Wang Bin về thế chân. Còn Thể Công-Binh đoàn 15 tạm hài lòng với Uranan, trong khi Maseco TPHCM mượn được Huang Bin của Thượng Hải (Trung Quốc).

Hai đội nữ chủ nhà Quảng Ninh và Lilama 69-3 Hải Dương tiếp tục mượn được 2 tay đập chất lượng là Pyjamas và Narumon. Tuy nhiên, không phải cầu thủ ngoại nào cũng được đánh giá cao. Giới chuyên môn chỉ thực sự quan tâm tới Malika (Thanh Hóa), Anaseni (VTV Bình Điền Long An), Sisuma (Ngân hàng Công Thương) và Zhao Wen Ying (Xây lắp Dầu khí TBD).

Rằng cần thì thật cần

Có tới 21 CLB trên tổng số 24 đội dự giải năm nay đăng ký ngoại binh cho vòng 1. Điều đó phản ánh thực tế VĐV ngoại vẫn là “liều doping mạnh” nên đội bóng nào cũng muốn có. Chỉ 3 đội không đăng ký ngoại binh ở vòng 1 gồm Thông Tin Lienvietpostbank, Cao su Phú Riềng (nữ), Long An (nam).

Tuy nhiên, thực tế là mức lương của cầu thủ ngoại so với nội binh quá chênh lệch. Chuyện cầu thủ nhiều đội ấm ức mà không dám nói ra vì lương bổng kém quá. Vấn đề là ở đây, những cuộc đua giành bằng được cầu thủ ngoại mình muốn từ nhiều đội bóng, vô tình “giúp” ngoại binh tự đẩy giá lên ngút trời. Hiện tại, các tay đập Thái Lan qua Việt Nam thi đấu thời vụ thì mức lương ít nhất cũng phải ở mức 4.000 USD (tùy theo giao kèo về thời gian).

Tất nhiên, tiền nào thì của nấy. Nhưng trong khi nhiều cầu thủ nội có chất lượng tốt mà lương chưa tương xứng, tiền chỉ dốc hết vào ngoại binh khiến nội bộ cầu thủ Việt và ngoại binh bằng mặt mà không bằng lòng. Đỉnh điểm như chủ công số 1 Đông Nam Á Wanchai từng được nhà tài trợ Đức Long mời về đội Quân khu 5 thi đấu có giá ngất ngưởng 8.000 USD và đã gây ra không ít sự phản ứng từ giới VĐV.

Chắc chắn, sau vòng 1 việc thuê ngoại binh sẽ vẫn còn nhiều rắc rối. Nhưng có thể thấy với điều lệ giải quy định ở năm nay: “CLB nào đó thuê 1 VĐV nước ngoài đánh ở vòng 1. Khi bước sang vòng 2, vì nhiều lý do và điều kiện khác nhau mà không thể dùng cầu thủ ngoại trên, thì có thể được thuê cầu thủ ngoại khác. Tuy nhiên, cầu thủ ngoại cũng chỉ được chơi bóng cho 1 CLB duy nhất”, qua danh sách ngoại binh đăng ký, đa phần cầu thủ ngoại đều tới những CLB đã quen biết. Vì thế, rất nhiều đội tỏ ra thận trọng trong quyết định đăng ký VĐV ngoại ở mùa cuối cùng trước khi loại hẳn ngoại binh khỏi giải VĐQG.

Bài 2: Nghịch lý của bóng chuyền Việt Nam: Càng già càng… “hot”!

 NGUYỄN ĐÌNH

Tin cùng chuyên mục