Khi niềm tin được mang ra cân, đong, đo, đếm, người ta nhận thấy có sự khác biệt rất lớn giữa tình cảm dành cho đội tuyển quốc gia và tình cảm dành cho các câu lạc bộ. Ở Anh, Brazil và Argentina, cuộc sống sẽ thực sự dừng lại trong suốt thời gian diễn ra World Cup. Trong khi đó, ở Tây Ban Nha, mọi chuyện vẫn diễn ra khá bình thường.
![]() |
Niềm vui của các cầu thủ Tây Ban Nha. |
Điều nghịch lý chính là cũng 22 cầu thủ bước ra sân tranh đoạt cùng một quả bóng nhưng trận cầu siêu kinh điển giữa Real Madrid và Barcelona chắc chắn có hấp lực hơn hẳn trận cầu của tuyển Tây Ban Nha với một đội tuyển quốc gia khác. Câu hỏi được đặt ra là tại sao người Tây Ban Nha không chuyển đổi toàn bộ những đam mê họ từng dành cho câu lạc bộ vào đội tuyển?
Nhìn vào nền bóng đá Tây Ban Nha, ai cũng quả quyết đây là… thiên đường cho các câu lạc bộ và lại là… trần thế của đội tuyển quốc gia. Một đất nước có những câu lạc bộ hàng đầu thế giới, nhưng lại chỉ sở hữu một đội tuyển thuộc hạng khá (và thành tích nổi bật hầu như là con số không ngoài ngôi vô địch châu Âu năm… 1964).
Có người cho rằng những rào cản về văn hóa chính trị đã mang lại cho xứ bò tót những nền bóng đá độc lập khác nhau. Xứ Basque, xứ Catalan hay thủ đô Real, tất cả đều có một đại diện ưu tú mà nhắc đến họ, người ta thậm chí… quên khuấy cả đội tuyển quốc gia.
Sân Nou Camp, San Mames luôn chật kín khán giả nhiệt thành mỗi khi đội bóng đại diện của xứ sở bước ra sân. Nhưng tuyển Tây Ban Nha đã không hề chơi tại Nou Camp từ năm 1987 đến nay. Còn ở xứ Basque, “họ” đã 20 năm chưa đặt chân tới. Điều đó đơn giản biến những trận đấu của tuyển Tây Ban Nha tại Catalan hay Basque (nếu có) trở thành một trận đấu… sân khách không hơn không kém.
Được khoác áo đội tuyển vốn là vinh dự của bất kỳ cầu thủ nào nhưng ở Tây Ban Nha, người ta không cảm thấy hoàn toàn như vậy. Các cầu thủ xuất thân từ Catalan hay xứ Basque (nơi có phong trào đòi ly khai hoạt động rất mạnh) không có được những bước đi lên tuyển dễ dàng và chính tâm lý của họ cũng không hoàn toàn toàn tâm, toàn ý.
Ông Diego Torres, phóng viên của El Pais, nhận xét: “Trong mọi quốc gia đều có những câu lạc bộ mạnh, nhưng ở đây các câu lạc bộ còn đại diện cho quyền lực, lợi ích về chính trị và đó là chính là chìa khóa. Ví dụ như Barcelona vượt lên trên sức mạnh một câu lạc bộ, mà đội bóng này còn đại diện cho sự thống nhất của Catalan. Thỉnh thoảng điều đó đã ngăn cản sự hòa nhập của cầu thủ câu lạc bộ này vào đội tuyển”.
TIỂU PHƯƠNG
Tin World Cup 2006 |
Các tin, bài viết khác
-
Kỳ vọng lớp kế thừa tài năng của TDDC TPHCM
-
Bắn súng có huy chương đầu tiên SEA Games 31 nhưng xạ thủ xinh đẹp chưa hài lòng về thành tích
-
HLV Simeone cam kết tương lai, tri ân Luis Suarez
-
Trong vòng tay của mẹ!
-
Đinh Thị Như Quỳnh bảo vệ thành công HCV nội dung băng đồng nữ
-
Thắng danh hiệu cá nhân, Mbappe chuẩn bị chốt tương lai
-
Xavi: “Nỗ lực lật đổ Real sẽ bắt đầu trong tuần này”
-
Ten Hag “quay lưng” với đội bóng cũ, tập trung cho Man.United
-
Bắn nhanh 5 viên trong 4 giây thế nào để giành được HCV SEA Games 31?
-
Guardiola muốn thấy Southampton “hủy diệt” cơ hội của Liverpool