Cứ xem cái cách biện hộ về sự liên quan của cá nhân mình với 2 CLB thì biết, bầu Hiển “ấm ức” thế nào khi phải thoái vốn, tiến đến rút lui khỏi 2 đội bóng. Nghĩa là làm bóng đá, chính xác hơn là làm “bầu bóng đá” không hẳn chỉ có thua thiệt. Phải chăng vì vậy mà bầu Hiển cứ cố tìm cách “lách luật” để đầu tư tiếp.
![]() |
Ông Đỗ Quang Hiển. Ảnh: Quang Minh |
Ông Hiển được biết đến từ cú đầu tư tuyệt vời tại Đà Nẵng. Tiếp nhận đội bóng sông Hàn, ngân hàng SHB cùng lúc triển khai một kế hoạch dài hơi và cực kỳ hoành tráng bao gồm một hệ thống hạ tầng dành cho CLB tại khu thể thao Tiên Sơn. Cho đến nay, chưa biết chính xác bầu Hiển và ngân hàng SHB đã đầu tư vào bóng đá Đà Nẵng bao nhiêu tiền nhưng rất dễ nhận thấy, kể từ khi có sự hợp tác này, thể thao Đà Nẵng cũng “thay da, đổi thịt” thấy rõ.
|
Đi kèm đó là chức vô địch sau 17 năm của làng cầu này hồi năm 2009 và kế tiếp đó là chức vô địch lần thứ 2 trong vòng 3 năm ở mùa bóng vừa kết thúc. Một cuộc hợp tác mà đôi bên cùng có lợi bởi với bóng đá Đà Nẵng, thành tích đến rất nhanh còn với SHB, có lẽ chẳng có chiến lược quảng bá nào vừa rộng, vừa sâu và sự thặng dư lại nhiều như cái bắt tay này.
Cùng thời điểm đầu tư cho SHB Đà Nẵng, đội Hà Nội T&T của bầu Hiển 3 năm thăng 3 hạng. Cùng lúc đó, xuất hiện thêm SHS Tiền Giang, thêm phi vụ suýt hoàn thành tại Huế, Quảng Nam… Trong giai đoạn từ 2008 đến 2010, đi đâu cũng nghe nói đến bầu Hiển và các công ty của ông. Đứng ở góc độ tiếp thị, bầu Hiển thắng lớn, còn lớn hơn cả hồi HA.GL mới bắt đầu làm bóng đá. Còn dưới góc độ kinh tế, đầu tư cùng lúc và ồ ạt như vậy chắc chắn là phải nhắm đến món lợi nhuận khổng lồ nào đó chứ không đơn thuần là một cuộc chơi nặng cảm tính.
o0o
Cũng là nói chuyện bầu Hiển. Trong công văn giải thích với VFF, ông viện dẫn khá nhiều chi tiết liên quan đến những chế tài của luật pháp mà theo đó, ông hoàn toàn không có lỗi gì. Điều này không ai nghi ngờ nhưng như đã nói, khi các ông bầu nhảy vào bóng đá, họ đâu đơn thuần chỉ nhìn thấy ở đó niềm vui đơn thuần thì người hâm mộ cũng vậy, họ đâu thấy các ông bầu chỉ rót tiền khơi khơi cho bóng đá, dứt khoát, đó vẫn là chuyện làm ăn.
![]() |
Thật sự, nếu bầu Hiển rút tài trợ đối với Hà Nội T&T và SHB.Đà Nẵng, V-League sẽ lâm nguy. Ảnh: Quang Thắng |
Thử đặt một câu hỏi: Nếu SHB không có ông Đỗ Quang Hiển làm Chủ tịch Hội đồng quản trị thì liệu họ có đầu tư cho bóng đá không? Có thể có nhưng sẽ không đạt được thành công như với trường hợp của bầu Hiển. Lấy ví dụ như mối quan hệ giữa ông Đặng Thành Tâm và 2 đội bóng Navibank Sài Gòn cũng như SQC Bình Định thì biết, cả 2 đội này gần như chỉ làm thương hiệu cho doanh nghiệp bởi “bầu” Tâm không mê bóng đá cho lắm.
Ngược lại, vì bầu Hiển thích bóng đá, ông không chỉ nhìn thấy ở đó cơ hội quảng bá hình ảnh mà còn tham vọng trở thành ông bầu số 1 Việt Nam. SHB Đà Nẵng được lợi nhờ điều này, tức là khi cờ đến tay, họ có thể phất trước cả “con ruột” Hà Nội T&T. Bởi “dù ai phất cờ, thì người được tôn vinh cuối cùng vẫn là bầu Hiển.
Hồ Việt
| |
Các tin, bài viết khác
-
Đội tuyển U23 Việt Nam thua 0-3 trước U23 UAE
-
Đội tuyển Việt Nam vào TPHCM
-
HLV Park Hang-seo tỏ ý muốn Hoàng Đức xuất ngoại sớm
-
Đội tuyển nữ quốc gia Australia dự AFF Cup nữ 2022
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp hai HLV Park Hang-seo và Mai Đức Chung
-
U23 Việt Nam không có gì phải áp lực
-
Tuyển thủ bóng đá nữ Huỳnh Như được tuyên dương, mừng công
-
U23 Việt Nam rèn chiến thuật trước trận gặp UAE
-
Đội tuyển Việt Nam đủ lực lượng trước khi di chuyển vào TPHCM
-
Huỳnh Như và các đồng đội chuẩn bị gặp đội tuyển nữ Pháp