Giám đốc điều hành Trương Thanh Hồng của Kiên Giang bức xúc: “Sao các nhà tổ chức có thể đưa ra những sáng kiến bậy bạ đến thế. Ít nhất họ cũng hỏi tụi tôi một tiếng chứ”. Chủ tịch của CLB ĐT.LA, ông Võ Thành Nhiệm, thậm chí còn bức xúc hơn: “Cứ đổi xoành xoạch kiểu này, tôi ngồi đây làm gì nữa. Chạy kiếm tiền nuôi đội bóng đã mệt, lại còn phải đối phó với những thay đổi kiểu này”.
![]() |
Có đội bỏ bóng đá như Navibank SG (phải) nhưng cũng có đội vẫn quyết tâm thi đấu như Kiên Giang (trái). Ảnh: Nguyễn Nhân |
Cả Kiên Giang lẫn ĐT.LA đều đã tập trung CLB từ đầu tháng 10. Họ không phải rủng rỉnh tiền bạc gì mà trái lại nên tập trung sớm để rèn giũa đội hình. Như ĐT.LA còn phải cố chạy tài trợ để tổ chức giải đấu tứ hùng hồi tháng rồi để “luyện quân”. Còn Kiên Giang thì phải làm căng với nhà tài trợ để rót tiền ký hợp đồng với cầu thủ. Nay, đùng một cái BTC đề xuất đá không xuống hạng, lại dời giải đến đầu tháng 3 thay vì giữa tháng 1 thi đấu. Coi như tập tành chuẩn bị suốt 3 tháng qua là “công cốc”.
VFF và VPF cứ lùi tới lùi lui thời hạn đăng ký thi đấu mùa giải mới là để “trị” các đội bóng hiện “lửng lơ con cá vàng”, tuy nhiên, đâu phải tất cả các đội đều như vậy. Đa số các CLB vẫn triển khai kế hoạch một cách căn cơ. “Nghèo” như Kiên Giang vẫn “máu” trụ hạng thêm một mùa giải nữa nên đã chuẩn bị ngân sách đến 45 tỷ đồng. Các đội như Bình Dương, HA.GL, ĐT.LA, Đà Nẵng, Thanh Hóa đều sẵn sàng chờ ngày khai cuộc. Thế nhưng, cách làm việc “chẳng biết đâu mà lần” của những cơ quan điều hành khiến họ ngao ngán, và sau đó là chẳng còn tin nữa.
Ông Trương Thanh Hồng của Kiên Giang nói thẳng: “Nếu nói là khó khăn thì chẳng đâu bằng Kiên Giang. Nhưng mình làm bóng đá đâu chỉ cho mình, mà còn người hâm mộ, còn địa phương nữa. VFF và VPF cứ tiến hành mùa bóng mới theo đúng kế hoạch. Đến thời điểm đó, còn bao nhiêu thì chúng ta đá bấy nhiêu, lúc đó sẽ biết ai thực tâm làm bóng đá, ai chỉ “nói dóc”. Lúc đó, tôi nghĩ người hâm mộ vẫn sẵn sàng ủng hộ”.
Trên thực tế, ngay chính VPF lẫn VFF đều không chắc đến tháng 3 có đủ 12 đội dự giải như đề xuất của họ không. Chẳng hiểu sao họ lại cứ thay đổi chóng mặt. Hết chuyện HLV nội sang HLV ngoại rồi bây giờ lại dời mùa bóng, thay đổi thể thức mà chẳng hề thông qua ý kiến của cộng đồng bóng đá.
Việt Quang
Sài Gòn Xuân Thành lại thay đổi?
Hôm nay lãnh đạo đội bóng này sẽ có phiên họp quan trọng để bàn về chuyện tương lai của đội bóng. Trước mắt, Chủ tịch Nguyễn Đức Thụy nhiều khả năng sẽ rút lui khỏi chức danh Chủ tịch CLB Sài Gòn Xuân Thành. Có người cho rằng, đây là động thái cho thấy 90% đội này sẽ tự giải tán.
Mới đây, Sài Gòn Xuân Thành đã gởi thông điệp đến lãnh đạo ngành thể thao TPHCM về việc cần sự hỗ trợ sau khi đã giảm gần một nửa chi phí so với mùa bóng trước, nhưng tình hình vẫn còn khó khăn và có nguy cơ dừng cuộc chơi.
Sau khi tham gia mua lại CLB Navibank SG, đội bóng có trụ sở công ty mẹ tại Ninh Bình trở thành đội chuyên nghiệp duy nhất của TPHCM. Họ đã từng đề nghị “tặng” CLB cho thành phố với điều kiện giúp kêu gọi quảng cáo. Tuy nhiên, các phương án hỗ trợ hay nhận lại CLB đều không phù hợp ở thời điểm này. Tình hình chung hiện nay ở các địa phương khác là nếu có nội lực thì làm, còn không thì tìm cách chuyển giao, giải thể. Mới nhất là Khánh Hòa đã chuyển giao cho Hải Phòng và chấm dứt đầu tư bóng đá. Đà Nẵng cũng giải tán đội trẻ đang tham dự hạng Nhất để cùng phối hợp với SHB lo đội chuyên nghiệp. Ở ĐBSCL, Kiên Giang rồi Đồng Tháp cũng không hào hứng về chuyện đầu tư vào đội chuyên nghiệp cho lắm.
Thế nên, số phận của đội Sài Gòn Xuân Thành hiện còn chờ cuộc họp giữa đại diện đội bóng với lãnh đạo Sở VH-TT-DL TPHCM, kết quả thế nào vẫn còn bỏ lửng…
Trước tình hình khó khăn của CLB Sài Gòn Xuân Thành và sau khi làm việc với đại diện đội bóng này, ông Mai Bá Hùng, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL cho biết, sở đã đưa ra nhiều phương án để giúp đỡ đội bóng này trong thời gian tới. Về sân tập, sở đã giới thiệu đến một số nơi như sân Phú Thọ, sân Hoa Lư. Còn chuyện nơi ăn nghỉ của đội bóng cũng có những phương án ở số 43 đường Điện Biên Phủ (khu nhà ở của Trường Nghiệp vụ) hoặc nơi ở của CLB TPHCM tại quận 7 trước đây. Trong đó, phía CLB chỉ cần thanh toán phí điện, nước….
Về đề nghị giới thiệu một số khu đất để xây dựng tuyến đào tạo có tính ổn định hơn trong tương lai, Sở VH-TT-DL cũng đã giới thiệu vài khu đất ở Nhà Bè, quận 12, Củ Chi… và các trung tâm thể thao quận huyện sẵn sàng liên kết. Còn các tuyến trẻ của thành phố cũng sẵn sàng hỗ trợ để tham dự các giải trẻ trong năm.
Q.Cường - Kh.V.
Lương cầu thủ bóng đá Khánh Hòa: Không quá 5 triệu đồng/tháng
(SGGP).– Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Khánh Hòa, cho biết đã có văn bản đề xuất mức kinh phí từ 10-12 tỷ đồng/năm để “nuôi” đội bóng trẻ đá giải phong trào, sau khi nhận bàn giao từ Khatoco vào tháng 3-2013. Tuy nhiên, số kinh phí này khó được duyệt, vì trước đó, Khánh Hòa đã lên kế hoạch thành lập Trung tâm Bóng đá trẻ với kinh phí tương đương nhưng cũng không được duyệt vì lý do kinh tế khó khăn. Theo ông Hòa, tỉnh đang khuyến khích 25 cầu thủ và 3 HLV của đội hạng nhất đi tìm đội bóng mới, ai ở lại sẽ được tỉnh đào tạo tham gia giải phong trào. Tuy nhiên, mức lương các cầu thủ sẽ theo chế độ hiện hành của tỉnh dành cho các VĐV thể thao. Theo đó, mỗi cầu thủ được nhận lương không quá 5 triệu đồng/tháng.
Văn Ngọc
Các tin, bài viết khác
-
FIFA ấn định thời gian và địa điểm bốc thăm chia bảng VCK World Cup nữ 2023
-
Việt Nam đăng cai vòng loại bảng U17 châu Á 2023
-
Đội tuyển Việt Nam sẽ so tài cùng đội Afghanistan tại TPHCM
-
Quang Hải vào “khoác áo” CLB Cần Thơ
-
Xứng danh Quả bóng Vàng Việt Nam
-
AMY CUP: Xăng dầu Phước Hưng đăng quang vô địch, khép lại giải đấu đầy sôi động và thành công
-
HAGL chia tay AFC Champions League 2022 bằng chiến thắng
-
Futsal nữ Việt Nam kết thúc tập huấn nước ngoài, gia nhập ‘làng’ SEA Games 31
-
Đội Olympic Việt Nam sẽ dự phòng cho U23 Việt Nam ở SEA Games 31
-
AMY CUP: 2 trận BK kịch tính phải đá 11m luân lưu, Xăng dầu Phước Hưng tái chiến Nghĩa Tình - Kim Ngân ở CK