Bóng đá nữ - Giấc mơ đẹp trong nỗi đau dài. Kỳ 3: Làm gì để giữ giấc mơ?

Cơ hội dự World Cup của bóng đá nữ Việt Nam là có thật nhưng lại không đơn giản như cách mà chúng ta đang chuẩn bị. Khả năng lớn nhất không phải là lợi thế sân nhà mà là chính khát khao của các cô gái đá bóng. Với họ, đó là giấc mơ của cả cuộc đời.

Cơ hội dự World Cup của bóng đá nữ Việt Nam là có thật nhưng lại không đơn giản như cách mà chúng ta đang chuẩn bị. Khả năng lớn nhất không phải là lợi thế sân nhà mà là chính khát khao của các cô gái đá bóng. Với họ, đó là giấc mơ của cả cuộc đời.

VFF: Cứ từ từ

  Giành vé dự World Cup có thể là giấc mơ thật với bóng đá nữ Việt Nam. Chỉ duy nhất có họ mới làm được điều tưởng chừng không bao giờ đến với bóng đá Việt Nam. Đấy không chỉ là cơ hội “vô tiền khoáng hậu” của bóng đá Việt Nam mà còn là bất ngờ lớn đối với bóng đá nữ thế giới nếu như người ta biết hoàn cảnh của các cô gái Việt. Bóng đá nữ - Giấc mơ đẹp trong nỗi đau dài. Kỳ 1: Gặm bánh mì, mơ World Cup Giành vé dự World Cup có thể là giấc mơ thật với bóng đá nữ Việt Nam. Chỉ duy nhất có họ mới làm được điều tưởng chừng không bao giờ đến với bóng đá Việt Nam. Đấy không chỉ là cơ hội “vô tiền khoáng hậu” của bóng đá Việt Nam mà còn là bất ngờ lớn đối với bóng đá nữ thế giới nếu như người ta biết hoàn cảnh của các cô gái Việt. Giành vé dự World Cup có thể là giấc mơ thật với bóng đá nữ Việt Nam. Chỉ duy nhất có họ mới làm được điều tưởng chừng không bao giờ đến với bóng đá Việt Nam. Đấy không chỉ là cơ hội “vô tiền khoáng hậu” của bóng đá Việt Nam mà còn là bất ngờ lớn đối với bóng đá nữ thế giới nếu như người ta biết hoàn cảnh của các cô gái Việt. Bóng đá nữ - Giấc mơ đẹp trong nỗi đau dài. Kỳ 1: Gặm bánh mì, mơ World Cup

Bóng đá nữ - Giấc mơ đẹp trong nỗi đau dài. Kỳ 1: Gặm bánh mì, mơ World Cup

 

Giải thích cho việc đưa lượt đi giải VĐQG về sân Thống Nhất, ông Lê Hùng Dũng, quyền Chủ tịch VFF, cho rằng đây là cơ hội để các cầu thủ làm quen sân và khí hậu. Điều này lại khiến các trận đấu không có khán giả, không khí rất tẻ nhạt.

Ông Dũng thừa nhận: “Chúng ta không thể mong chờ gì hơn, cần phải chấp nhận thực tế là bóng đá nữ không được quan tâm. Tôi hy vọng nếu đội tuyển lọt vào VCK World Cup, bầu không khí sẽ khác”.

Thế nhưng, khác như thế nào thì người đứng đầu VFF lại cũng chỉ đề nghị cần cho bóng đá nữ thêm thời gian vì VFF cũng cần… thời gian để “tính toán lại cách phát triển bóng đá nữ”.

Hiện thời VFF chỉ làm được việc duy nhất là kiếm tiền để đội tuyển được đi tập huấn nước ngoài với chế độ “như bóng đá nam”.

Bóng đá nữ Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử là tham dự World Cup. Ảnh: QUANG THẮNG

Bóng đá nữ Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử là tham dự World Cup. Ảnh: QUANG THẮNG

Khác với ông Dũng, cách đánh giá của những nhân vật chính lại tỏ ra thực tế hơn. Theo thủ môn Đặng Thị Kiều Trinh, trong khi các đội bóng khác đều tập luyện cho mục tiêu World Cup thì việc vẫn phải thi đấu giải VĐQG khiến thời gian chuẩn bị của Việt Nam ít hơn nhiều, đó là chưa nói phải mất thêm nhiều ngày để ráp nối các cầu thủ mới.

Tiền vệ Trần Thị Kim Hồng đánh giá: “Trình độ giữa Việt Nam và Thái Lan, Myanmar sát nhau, hơn thua nằm ở sự chuẩn bị cũng như tâm lý thi đấu. Dù Việt Nam có ưu thế sân nhà nhưng các đối thủ lại đầu tư chẳng kém gì chúng ta, lại nắm rõ thực lực của Việt Nam hơn. Chúng ta khó biết được sự tiến bộ của họ từ nay đến tháng 5, trong khi năng lực của Việt Nam lại phải chờ đợt tập trung đội tuyển sau giải mới đánh giá được”.

Dưới con mắt của tuyển thủ dày dạn kinh nghiệm Phùng Thị Minh Nguyệt thì cơ hội cho Việt Nam chỉ là… 45%: “Đành rằng chúng ta có lợi thế sân nhà nhưng so với Thái Lan, ta thua về bản lĩnh. Họ gửi 3-4 cầu thủ sang Nhật Bản thi đấu, tiến bộ liên tục còn Việt Nam thì loanh quanh tập huấn trong nước hoặc Trung Quốc. Hơn nữa, thế hệ bây giờ còn kém hơn những đàn chị. Hy vọng lớn nhất chính là tinh thần vì với cầu thủ nữ chúng tôi, World Cup là khao khát cả cuộc đời đá bóng”.

Giấc mơ có thật

Khó khăn của các cô gái đá bóng thì ai cũng biết, nhưng cho đến nay tình hình không hề được cải thiện. Với tư cách là đội bóng luôn đứng hạng 5 - 6 của châu Á, khả năng dự World Cup của bóng đá nữ Việt Nam luôn có thể xảy ra, thế nhưng, ngoài trường hợp ngoại lệ năm nay, từ trước đến nay, VFF chưa từng có chiến lược để đặt World Cup vào trọng tâm phát triển.

  Một cầu thủ nữ tâm sự thật lòng: “Xin các anh đừng hỏi và đừng viết thêm về hoàn cảnh cũng như thu nhập của cầu thủ nữ tụi em. Mấy anh có viết nhiều thì cũng chẳng thay đổi được gì mà xã hội lại nhìn chúng em bằng sự thương hại mà thôi” Bóng đá nữ - Giấc mơ đẹp trong nỗi đau dài. Kỳ 2: Số phận đã chọn họ Một cầu thủ nữ tâm sự thật lòng: “Xin các anh đừng hỏi và đừng viết thêm về hoàn cảnh cũng như thu nhập của cầu thủ nữ tụi em. Mấy anh có viết nhiều thì cũng chẳng thay đổi được gì mà xã hội lại nhìn chúng em bằng sự thương hại mà thôi” Một cầu thủ nữ tâm sự thật lòng: “Xin các anh đừng hỏi và đừng viết thêm về hoàn cảnh cũng như thu nhập của cầu thủ nữ tụi em. Mấy anh có viết nhiều thì cũng chẳng thay đổi được gì mà xã hội lại nhìn chúng em bằng sự thương hại mà thôi” Bóng đá nữ - Giấc mơ đẹp trong nỗi đau dài. Kỳ 2: Số phận đã chọn họ

Bóng đá nữ - Giấc mơ đẹp trong nỗi đau dài. Kỳ 2: Số phận đã chọn họ

 

Trong khi đó, Thái Lan đã chuẩn bị cho điều này từ 4 năm trước với mô hình đưa cầu thủ nữ ra nước ngoài thi đấu, tích lũy kinh nghiệm.

Thay vì nói về những khó khăn của mình, chính các nữ cầu thủ còn trăn trở cho tương lai bóng đá nước nhà nhiều hơn.

Cựu tuyển thủ Văn Thị Thanh nay làm HLV đội Hà Nam cứ bứt rứt mãi về việc suốt 3 năm qua chưa đào tạo được một tiền vệ cánh nào như thời đỉnh cao của cô vì “đầu vào” ngày càng bị thu hẹp.

Cựu danh thủ Lưu Ngọc Mai cho biết, cái khó nhất là thuyết phục gia đình các cô gái cho phép con mình đi đá bóng.

Còn với tiền đạo Phùng Thị Minh Nguyệt, muốn bóng đá nữ phát triển, cách duy nhất là phát triển bóng đá học đường: “Rất nhiều tuyển thủ quốc gia hiện nay đều được phát hiện từ trường phổ thông. Nếu bóng đá nam chưa làm được thì VFF nên làm cho bóng đá nữ. Chỉ có học đường mới có đủ nguồn cung cấp cho bóng đá nữ đỉnh cao vì ở nơi đó, đam mê bóng đá mới còn nguyên vẹn đối với những cô gái trẻ”.

YẾN PHƯƠNG - VÂN NGUYỆT

Tin cùng chuyên mục