Bóng đá nữ - Giấc mơ đẹp trong nỗi đau dài. Kỳ 1: Gặm bánh mì, mơ World Cup

Giành vé dự World Cup có thể là giấc mơ thật với bóng đá nữ Việt Nam. Chỉ duy nhất có họ mới làm được điều tưởng chừng không bao giờ đến với bóng đá Việt Nam. Đấy không chỉ là cơ hội “vô tiền khoáng hậu” của bóng đá Việt Nam mà còn là bất ngờ lớn đối với bóng đá nữ thế giới nếu như người ta biết hoàn cảnh của các cô gái Việt.

Giành vé dự World Cup có thể là giấc mơ thật với bóng đá nữ Việt Nam. Chỉ duy nhất có họ mới làm được điều tưởng chừng không bao giờ đến với bóng đá Việt Nam. Đấy không chỉ là cơ hội “vô tiền khoáng hậu” của bóng đá Việt Nam mà còn là bất ngờ lớn đối với bóng đá nữ thế giới nếu như người ta biết hoàn cảnh của các cô gái Việt.

Người Nhật cũng phải “mắt tròn, mắt dẹt”

Trong khi các đội tuyển dự Asian Cup 2015 đang hối hả chuẩn bị cho việc giành 5 vé dự World Cup thì bóng đá Việt Nam lại “đủng đỉnh” tổ chức lượt đi giải vô địch quốc gia. Việc này khiến đội bóng mạnh nhất châu Á là Nhật Bản cũng phải ngạc nhiên.

  Một cầu thủ nữ tâm sự thật lòng: “Xin các anh đừng hỏi và đừng viết thêm về hoàn cảnh cũng như thu nhập của cầu thủ nữ tụi em. Mấy anh có viết nhiều thì cũng chẳng thay đổi được gì mà xã hội lại nhìn chúng em bằng sự thương hại mà thôi” Bóng đá nữ - Giấc mơ đẹp trong nỗi đau dài. Kỳ 2: Số phận đã chọn họ Một cầu thủ nữ tâm sự thật lòng: “Xin các anh đừng hỏi và đừng viết thêm về hoàn cảnh cũng như thu nhập của cầu thủ nữ tụi em. Mấy anh có viết nhiều thì cũng chẳng thay đổi được gì mà xã hội lại nhìn chúng em bằng sự thương hại mà thôi” Một cầu thủ nữ tâm sự thật lòng: “Xin các anh đừng hỏi và đừng viết thêm về hoàn cảnh cũng như thu nhập của cầu thủ nữ tụi em. Mấy anh có viết nhiều thì cũng chẳng thay đổi được gì mà xã hội lại nhìn chúng em bằng sự thương hại mà thôi” Bóng đá nữ - Giấc mơ đẹp trong nỗi đau dài. Kỳ 2: Số phận đã chọn họ

Bóng đá nữ - Giấc mơ đẹp trong nỗi đau dài. Kỳ 2: Số phận đã chọn họ

 

Một đoàn phóng viên Nhật Bản đã phải cất công đến sân Thống Nhất, nơi đang diễn ra giải VĐQG, để tìm hiểu bởi theo giới truyền thông Nhật Bản thì Việt Nam là đội duy nhất có thể “can thiệp” vào 2 vị trí đầu bảng A, vốn tưởng như đã dành sẵn cho Nhật Bản và Australia.

Đoàn phóng viên Nhật Bản còn bất ngờ hơn khi các tuyển thủ Việt Nam lại chỉ có một mơ ước, đó là được đá với Nhật Bản, được sang Nhật Bản tập huấn. Thủ môn Đặng Thị Kiều Trinh bày tỏ: “Được đá với đội bóng thần tượng đã là hạnh phúc rồi chứ chúng em đâu nghĩ đến chuyện đánh bại họ. Dự World Cup là ước mơ cả đời cầu thủ và toàn đội quyết tâm sẽ giành chiếc vé thứ 5 của châu Á để có dịp… đá với Nhật Bản một lần nữa tại World Cup”.

Trong khi đó, tuyển thủ Lê Thị Thương thừa nhận: “Việt Nam có ưu thế sân nhà nhưng đó cũng là áp lực. Việt Nam không có nhiều thời gian để chuẩn bị bởi sau giải VĐQG, chúng em mới được đi tập huấn”.

Các tuyển thủ nữ Việt Nam vẫn phải tranh tài ở giải VĐQG, trong khi vòng đấu quyết định của Asian Cup đã gần kề. Ảnh: NGUYỄN NHÂN

Các tuyển thủ nữ Việt Nam vẫn phải tranh tài ở giải VĐQG, trong khi vòng đấu quyết định của Asian Cup đã gần kề. Ảnh: NGUYỄN NHÂN

Đây chính là một trong những thắc mắc rất lớn của giới truyền thông Nhật Bản. Họ không hiểu vì sao chỉ còn 2 tháng nữa là đến Asian Cup 2015 mà Việt Nam còn phải tổ chức giải để tuyển chọn cầu thủ, nhất là khi giải đấu này chỉ có 6 đội bóng thi đấu với nhau.

Tổ chức vì... phải tổ chức

8 năm qua, giải VĐQG nữ chỉ có 6 đội bóng quen thuộc và dù có 2 lượt đi-về nhưng cũng chỉ gói gọn trong thời gian thi đấu hơn 1 tháng. Phần thời gian còn lại, những cầu thủ lên tuyển tập trung dài hạn, các cầu thủ khác lại về địa phương “tập chay”.

Mang tiếng là tập luyện thường xuyên nhưng trên thực tế, các cầu thủ ở địa phương mỗi tuần chỉ tập vài lần, còn lại phải tìm cách kiếm thêm việc làm để cải thiện thu nhập khi mức lương cao nhất hiện nay của nữ cầu thủ chỉ là 8 triệu đồng/tháng.

  Cơ hội dự World Cup của bóng đá nữ Việt Nam là có thật nhưng lại không đơn giản như cách mà chúng ta đang chuẩn bị. Khả năng lớn nhất không phải là lợi thế sân nhà mà là chính khát khao của các cô gái đá bóng. Với họ, đó là giấc mơ của cả cuộc đời. Bóng đá nữ - Giấc mơ đẹp trong nỗi đau dài. Kỳ 3: Làm gì để giữ giấc mơ? Cơ hội dự World Cup của bóng đá nữ Việt Nam là có thật nhưng lại không đơn giản như cách mà chúng ta đang chuẩn bị. Khả năng lớn nhất không phải là lợi thế sân nhà mà là chính khát khao của các cô gái đá bóng. Với họ, đó là giấc mơ của cả cuộc đời. Cơ hội dự World Cup của bóng đá nữ Việt Nam là có thật nhưng lại không đơn giản như cách mà chúng ta đang chuẩn bị. Khả năng lớn nhất không phải là lợi thế sân nhà mà là chính khát khao của các cô gái đá bóng. Với họ, đó là giấc mơ của cả cuộc đời. Bóng đá nữ - Giấc mơ đẹp trong nỗi đau dài. Kỳ 3: Làm gì để giữ giấc mơ?

Bóng đá nữ - Giấc mơ đẹp trong nỗi đau dài. Kỳ 3: Làm gì để giữ giấc mơ?

 

Một cầu thủ của đội Hà Nội ví von, tiền lương tháng của họ chỉ ngang với một buổi cà phê của cầu thủ nam! Số tiền lương đó, nếu trừ phần gởi về hỗ trợ gia đình, chỉ còn đủ gặm bánh mì mà tập luyện.

Thế nhưng chừng ấy năm, các nhà quản lý bóng đá Việt Nam vẫn cứ duy trì giải VĐQG một cách máy móc như vậy. Nó khiến các đội bóng phải duy trì hoạt động nên thu nhập cầu thủ thực nhận ngang bằng lương công nhân.

Ở đội Than - Khoáng sản Việt Nam, lương công nhân hơn 5 triệu đồng/tháng thì còn đỡ chứ như đội nữ Hà Nam, họ hưởng lương lao động thời vụ chỉ nhỉnh hơn 2 triệu đồng. Ấy thế mà để duy trì các đội bóng, VFF phải vận động nhiều lắm thì địa phương mới cố gắng giữ lại, nhưng đến nay cũng chỉ còn Hà Nội và TPHCM là có chính sách tìm kiếm cầu thủ đưa về tập trung đào tạo.

Trường hợp như đội Thái Nguyên, tham gia giải VĐQG 7 năm thì mới được công ty hàng đầu ngành luyện kim là Gang thép Thái Nguyên tài trợ với số tiền vỏn vẹn 500 triệu đồng/năm. Nhưng chỉ được 3/5 năm của hợp đồng, công ty này cũng rút lui và gần đây mới kiếm được nhà tài trợ mới là Công ty May TNG với số tiền … không thể tiết lộ.

Có 6 đội dự giải VĐQG nữ nhưng hết 4 đội có “gốc gác” tại Hà Nội. Ngoài việc “nuôi” 2 đội Hà Nội 1 và 2 (Hà Tây trước đây), bóng đá Hà Nội còn hỗ trợ cầu thủ cho Phong Phú Hà Nam và TNG Thái Nguyên. Trong khi đó, vì không có kinh phí nên TPHCM cho giải tán đội tuyển thành phố và giao lại cho Quận 1 quản lý để đến giải còn có đại diện thi đấu.

YẾN PHƯƠNG - LONG HÀ

Tin cùng chuyên mục