Ở chung kết nội dung cung 1 dây đồng đội nữ, tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng 6-2 trước Myanmar. Các VĐV Việt Nam thừa nhận có chút tâm lý trong những loạt đấu đầu tiên nhưng đã kịp điều chỉnh để đánh bại đối thủ.
Nếu như Nguyễn Thị Phương, Lộc Thị Đào là những gương mặt queu thuộc ở bộ môn này, Ánh Nguyệt là trường hợp rất đặc biệt. Cô lần đầu dự SEA Games nhưng lập tức có ngay tấm HCV cho mình.
Càng đặc biệt hơn nếu xét đến xuất thân của VĐV khả ái này. “Tôi tập bóng rổ cho đến năm 2016 và bắt đầu chuyển sang bắn cung từ đầu năm 2017. Lúc ấy khó khó khăn khi bắt đầu nhưng tôi đã cố gắng nhiều để có ngày hôm nay. Qua mỗi giải, tôi tích góp được một ít kinh nghiệm cho mình”, Ánh Nguyệt chia sẻ.

Tại Giải vô địch bắn cung châu Á năm 2019, đồng thời là vòng loại Olympic 2020 khu vực châu Á diễn ra tại Bangkok (Thái Lan) từ ngày 22 đến 28-11, tuyển bắn cung Việt Nam đã xuất sắc có 2 VĐV vượt qua vòng loại. Đó là trường hợp của Nguyễn Hoàng Phi Vũ và Đỗ Thị Ánh Nguyệt đều ở nội dung bắn cung 1 dây.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, bắn cung Việt Nam giành vé dự Olympic – sân chơi danh giá nhất thế giới. Đến nay, thể thao Việt Nam đã có 4 suất góp mặt Olympic. Ngoài 2 cùng thủ, Nguyễn Huy Hoàng (bơi) và Lê Thanh Tùng (thể dục dụng cụ) sở hữu 2 suất còn lại.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Việt Nam là chủ nhà giải taekwondo trẻ và thiếu niên châu Á 2022
-
Hơn 1.000 VĐV dự tranh giải thể dục aerobic
-
Cờ vua nữ Việt Nam cần đổi mới?
-
Đại hội TDTT thủ đô Hà Nội tổ chức thi đấu 25 môn
-
Hơn 60 đội tranh ngôi cao nhất giải vô địch bóng rổ trẻ 3x3 U16, U18 toàn quốc
-
Bắn súng Đại hội TDTT TPHCM 2022: Nhiều hảo thủ tranh tài
-
Chọn người chèo lái các Liên đoàn thể thao
-
Việt Nam có 5 VĐV dự giải trượt băng nghệ thuật thanh, thiếu niên thế giới
-
Cung thủ xinh đẹp Thanh Nhi giành tấm HCV duy nhất cho đội TT-Huế
-
9 trọng tài quốc tế chưa nhận tiền SEA Games 31 vì gởi thông tin chưa chính xác