Có 2 tiêu chí rất quan trọng khi đánh giá sự phát triển của một nền bóng đá đó là truyền thông và khán giả. Ở Việt Nam, bóng đá chiếm vị trí gần như tối thượng trên các trang, tờ báo thể thao. Tuyên truyền như vậy thì lẽ ra khán giả phải đông nhưng ngược lại, các sân bóng ở Việt Nam ngày càng vắng khán giả.
Mới đây, vòng tứ kết cúp quốc gia chỉ có hơn 10.000 khán giả đến xem 4 trận đấu, tức chỉ chiếm khoảng 1/7 sức chứa các sân.
Nguyên nhân thì nhiều nhưng điều quan trọng là không biết các nhà điều hành bóng đá có nhận thấy sự bất thường ấy hay không bởi cho đến nay, vẫn chẳng có bất kỳ động thái nào để khuyến khích khán giả đến sân, ngoài các cơ quan truyền thông tự làm nhiệm vụ của mình.
Giá trị của một giải đấu, một trận đấu thường được đánh giá ở số khán giả đến sân, số tần suất xem bóng đá trên truyền hình, tiền bản quyền, lượng hàng hóa ăn theo hình ảnh giải đấu bán cho CĐV… Nhưng có một thực tế là các yếu tố ấy đều kém hơn thời “bóng đá bao cấp”.
Thế nên, dù có tổng kết là bóng đá Việt Nam đang phát triển chuyên nghiệp hay vui mừng khi tìm được nguồn tài trợ khổng lồ nào đó mà bỏ quên “thước đo chất lượng” quan trọng nhất là khán giả thì khó mà nói là chúng ta đã có cái nhìn chính xác về quá trình phát triển bóng đá nước nhà.
HAI SÀI GÒN
Các tin, bài viết khác
-
FIFA ấn định thời gian và địa điểm bốc thăm chia bảng VCK World Cup nữ 2023
-
Việt Nam đăng cai vòng loại bảng U17 châu Á 2023
-
Đội tuyển Việt Nam sẽ so tài cùng đội Afghanistan tại TPHCM
-
Quang Hải vào “khoác áo” CLB Cần Thơ
-
Xứng danh Quả bóng Vàng Việt Nam
-
AMY CUP: Xăng dầu Phước Hưng đăng quang vô địch, khép lại giải đấu đầy sôi động và thành công
-
HAGL chia tay AFC Champions League 2022 bằng chiến thắng
-
Futsal nữ Việt Nam kết thúc tập huấn nước ngoài, gia nhập ‘làng’ SEA Games 31
-
Đội Olympic Việt Nam sẽ dự phòng cho U23 Việt Nam ở SEA Games 31
-
AMY CUP: 2 trận BK kịch tính phải đá 11m luân lưu, Xăng dầu Phước Hưng tái chiến Nghĩa Tình - Kim Ngân ở CK