Đầu tiên chúng ta hãy xem phát biểu của Jonathan Woodgate, cầu thủ người Anh đang chơi bóng cho Real Madrid. Anh bị xem là “kẻ tội đồ” trong trận ra mắt gặp Athletic Bilbao trên sân nhà, vì đánh đầu đưa bóng vào lưới nhà, rồi phạm nhiều lỗi lầm làm Real suýt thua thêm và sau đó là nhận thẻ vàng thứ hai trong trận, rời sân.
|
HLV Riedl bắt tay động viên cầu thủ của mình sau khi rời sân. |
Thế nhưng, trong nỗi đau riêng, Woodgate lại nhận được sự an ủi, cảm thông từ khán giả. Anh phát biểu: “Tôi cảm thấy sốc, nhưng phải cảm ơn các cổ động viên, vì họ không phản ứng tiêu cực với tôi. Họ đã chờ đợi rất lâu để được thấy tôi thi đấu, nhưng tôi gây ra thất vọng, nhưng họ vẫn động viên tôi.
Điều đó có ý nghĩa rất nhiều đối với tôi”. Đó là chuyện của cổ động viên Real Madrid nói riêng, của khán giả Tây Ban Nha và châu Âu nói chung. Họ mê bóng đá theo cách riêng, rất có văn hóa.
Sau đó, chúng ta hãy xem lời nhận xét của HLV trưởng Alfred Riedl sau trận U 23 Việt Nam hòa U 21 Syria 0-0. Ông không hài lòng với thái độ của một số khán giả trên khán đài đã vỗ tay chế nhạo đội trưởng Hải Lâm, sau khi rời sân cho đồng đội vào thay.
Ông A. Riedl nói: “Hôm nay Hải Lâm chơi không tốt, nhưng đừng nên vỗ tay như vậy. Đó là cách đối xử thiếu công bằng. Hãy xem, điều đó không bao giờ xảy ra tại bóng đá Anh”. Ông Riedl nói đúng. Nhiều người trong chúng ta đã nhiều năm nay xem bóng đá Anh và cùng nhận ra điều đó. Nếu họ có vổ tay cũng chỉ để động viên cho cầu thủ, kể cả khi họ chơi không tốt.
Khán giả mua vé vào sân thường cho rằng mình là “thượng đế”, muốn gọi cầu thủ, HLV hay trọng tài nào bằng “thằng” tùy thích, thậm chí văng tục, chửi thề thoải mái trên sân. Số còn lại tuy không đồng tình, nhưng chưa thấy ai phản ứng với những khán giả có hành vi tiêu cực ấy. Và như thế văn hóa trong thể thao biến mất và nhường chỗ cho những biểu hiện xấu ngày một tràn lan.
Người viết tiếp xúc với một số khán giả tự cho mình là người mê bóng đá, am hiểu bóng đá, luôn bày tỏ sự bức xúc trước những tiêu cực trong bóng đá, nhưng đáng tiếc không ít người trong số họ ngồi trên khán đài lại thể hiện mình là người không có chút văn hóa.
Chúng ta phải cám ơn lời phê bình của HLV trưởng Alfred Riedl. Vì ông đã nói thẳng vào điều mà nhiều HLV và kể cả các cây bút thể thao trước đây đã thấy, nhưng không dám nói, không dám chạm vào khán giả. Đành rằng, không phải khán giả nào cũng có hành vi tiêu cực, nhưng những ai không phản ứng với cái xấu cũng đồng nghĩa họ đã đồng tình.
Xin cám ơn ông Alfred Riedl đã dành cho khán giả Việt Nam một bài học cần nghiêm túc học hỏi.
MINH HÙNG
Các tin, bài viết khác
-
Hàng công bùng nổ đưa Atletico lên ngôi đầu
-
FIFA đình chỉ Liên đoàn bóng đá Ấn Độ
-
Bóng đá Ý và câu chuyện đầy nhân văn
-
Liverpool thiếu tiền đạo để đối đầu Man.United
-
Liverpool chia điểm bởi Crystal Palace, kém ngôi đầu 4 điểm
-
Tay đua nổi danh Tom Dumoulin “treo xe” ở tuổi 31
-
Câu trả lời trên sân cỏ
-
Man City hét giá Bernardo Silva đến 100 triệu euro, Barca nín lặng
-
Steven Gerard đau đầu khi Aston Villa mất Diego Carlos đến hết mùa giải
-
Juventus vs Sassuolo 3-0: Di Maria volley đẹp mở bàn, Dusan Vlahovic tỏa sáng cú đúp bàn thắng, Juve thắng dễ ngày ra quân Serie A