Như chúng tôi đã nêu ở bài 1, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) thường tìm huấn luyện viên nước ngoài qua lời giới thiệu của công ty môi giới, qua quan hệ cá nhân hoặc qua một tổ chức liên đoàn bóng đá khác.
Các ông thầy ngoại đến Việt Nam trước tiên bằng xấp “hồ sơ” gửi qua đường bưu điện, rồi được các quan chức VFF “cân nhắc” để đi đến quyết định cuối cùng, mà thông thường dựa vào 2 tiêu chuẩn: thành tích cao trong quá khứ và mức lương đề nghị thấp (?). Nói như thế chẳng khác gì đòi mua hàng “xịn”, nhưng giá “bèo”.
Chúng ta không quá cầu toàn trong việc đi tìm người tài. Và cũng thừa hiểu không phải ông thầy giỏi nào cũng gặt hái được thành công. Thế nhưng, chính cái cách “cầu hiền” mới là điều quan trọng, mà cho đến nay liên đoàn không ai có đủ khả năng tìm và giữ được những người giỏi bên cạnh mình. Vậy tìm thầy giỏi bằng cách nào là đúng?
|
Ông Tavares đã ra đi. |
Lạm bàn chuyện chuyên môn với các nhà quản lý bóng đá, chúng tôi nghĩ rằng VFF phải có một tiểu ban chuyên trách về thông tin (không phải Ban tuyên truyền như hiện nay do ông Nguyễn Lân Trung nắm giữ hoạt động không chút hiệu quả) đối ngoại.
Tiểu ban này không ngừng việc săn lùng những con người có thể mời về cộng tác với liên đoàn không chỉ đơn thuần ở vị trí HLV trưởng đội tuyển quốc gia. Nếu thông tin thu thập không sử dụng ngay thì cũng biết cách lưu trữ trong kho dữ liệu, vì khi cần thiết có thể truy cập, nghiên cứu, đối chiếu.
Tiểu ban này làm nhiệm vụ cung cấp thông tin cho Ban lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, mà chủ yếu là hai bộ phận chức năng là Ban huấn luyện đội tuyển và Tổng thư ký chuyên lo về đối ngoại. Thông tin mà tiểu ban cung cấp phải là thông tin mới nhất (luôn được cập nhật), đầy đủ và chính xác nhất. Những thông tin từ các nhà môi giới cần được kiểm tra, thẩm định bởi Tiểu ban Thông tin đối ngoại trước khi trình cho hai bộ phận chức năng vừa nêu.
Nói thì dễ, nhưng làm mới khó. Để Tiểu ban Thông tin đối ngoại này hoạt động được không chỉ cung cấp cho họ một phòng làm việc, vài cái bàn có ghế và vài nhân viên là đủ. Tiểu ban phải tập hợp những con người có năng lực thật sự về chuyên môn, về khả năng truyền thông giao tiếp (public relation), biết xử lý thông tin khi có yêu cầu và được trang bị phương tiện làm việc tốt nhất.
Một hệ thống “chân rết” do chính ban này thiết lập sau quá trình làm việc lâu dài tại các nước, các tổ chức liên đoàn bóng đá, các nhà môi giới trên toàn cầu sẽ trợ giúp tích cực cho việc tìm kiếm thông tin về những ứng viên vào các chức vụ HLV trưởng các đội tuyển, các giám đốc kỹ thuật, các HLV chuyên trách, các nhà quản lý bóng đá nước ngoài v.v… Chúng ta cũng không quên một nguồn thông tin khác cũng rất đáng tin cậy là sứ quán các nước tại Việt Nam.
Họ có thể giúp chúng ta phối kiểm, thu thập thông tin về các hồ sơ ứng viên, thậm chí giới thiệu những chuyên gia giỏi cho bóng đá Việt Nam. Mới đây thôi, thông qua chương trình hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Đức, phía bạn đã cử sang cho bóng đá chúng ta một chuyên gia là ông Rainer Wilfield rất giỏi và tận tâm với công việc, nhưng đáng tiếc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam lại xem thường, không bố trí công việc thích hợp và cuối cùng ông thầy ngoại này đành cuốn gói về nước…
Bài cuối: Trách nhiệm chính thuộc về Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
Bài 1: Câu chuyện đi tìm “thầy ngoại”
Bài 2: Vì sao ông Peter Withe không làm HLV trưởng tuyển Việt Nam?
MINH HÙNG
Các tin, bài viết khác
-
Roland Garros: Casper Ruud tiếp bước cha mình, làm nên lịch sử cho quần vợt Na Uy
-
Mbappe “vào quên lãng” trong ngày Real Madrid lên đỉnh châu Âu
-
Romelu Lukaku quyết chia tay Chelsea để trở lại Inter Milan
-
Alessandro Covi solo hơn 53km chiến thắng "chặng nữ hoàng" của giải xe đạp Giro d’Italia
-
Người hâm mộ TPHCM háo hức đi mua vé xem tuyển Việt Nam thi đấu
-
Kình ngư Phạm Thanh Bảo: Cuộc sống của tôi không xáo trộn sau SEA Games 31
-
Ancelotti: “Hãy gọi tôi là kỷ lục gia”
-
Klopp: “Liverpool sẽ trở lại. Hãy đặt khách sạn ở Istanbul”
-
Real Madrid khẳng định quyền lực tuyệt đối
-
Bóng chuyền Việt Nam sẽ 'sạch' hơn nhờ 'mắt thần'