Lần đầu tiên bóng đá Việt Nam nghĩ đến chuyện tìm cho mình ông thầy ngoại là vào năm 1994. Nguyên nhân để bóng đá Việt Nam phải tìm thầy ngoại về cho đội tuyển cũng dễ hiểu, vì “bụt chùa nhà không thiêng”, “thầy nội nói cầu thủ nội không nghe” hay chuyện “quân anh, quân tôi” mất đoàn kết.
Ông Edson Tavares chính là ông thầy ngoại đầu tiên (thật trớ trêu khi cho đến hôm nay ông cũng là thầy ngoại cuối cùng), khi dẫn dắt cùng một lúc 2 đội dự tuyển vào đến bán kết Cúp Độc lập.
![]() |
HLV Edson Tavares. |
Sau thời ông Tavares (chỉ ngắn ngủi trong 55 ngày), đến lượt ông Karl Heinz Weigang (người Đức) từ năm đầu năm 1995 đến đầu năm 1997, một người quen cũ của bóng đá Việt Nam thập niên 60, rồi Colin Murphy (Anh) cuối năm 1997, Alfred Riedl (Áo) 1998 đến cuối năm 2000, Dido (Brazil) năm 2001, rồi Henrique Calisto (Bồ Đào Nha) năm 2002, trở lại Alfred Riedl năm 2003 và cuối cùng là Tavares cuối năm 2004.
10 năm với 8 lượt và 6 ông thầy ngoại, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tìm thầy ngoại với chỉ một cách thức: qua giới thiệu của người trung gian và xem hồ sơ để “xét tuyển”. Các quan chức liên đoàn không ai có đủ khả năng quan hệ để tìm cách tiếp xúc, tìm hiểu để từ đó cân nhắc xem nên chọn ai và từ chối ai.
Tất nhiên, việc HLV Tavares là người có lỗi chính đưa đội tuyển Việt Nam đi đến thất bại thảm hại. Nhưng nếu chúng ta biết kiểu mà liên đoàn đi tìm thầy ngoại cho đội tuyển sẽ thấy ông Tavares không thể chịu trách nhiệm một mình.
Trước khi ông Alfred Riedl hết hạn hợp đồng 1 tháng, không ai trong liên đoàn nghĩ đến chuyện sẽ bàn bạc thương thảo lại với ông. Người ta thờ ơ để mọi chuyện trôi đi cho đến khi Alfred Riedl ký hợp đồng với Liên đoàn Bóng đá Palestine với mức lương cao hơn gấp đôi (20.000 USD/tháng) thì các quan chức LĐBĐ Việt Nam mới “sực tỉnh” thì đã muộn.
Ông Alfred Riedl ra đi và quan chức liên đoàn tiếp tục loay hoay trong việc tìm người thay thế. Nhiều lời đề cử, nhưng hầu như tất cả chỉ quanh quẩn ở những xấp hồ sơ do FIFA, do các công ty môi giới gửi cho.
Một đề cử khá xác đáng là mời lại ông Calisto, nhưng một số người không ưa ông thầy người Bồ Đào Nha này vì cá tính quá mạnh, ưa tranh cãi và không biết nghe lời “góp ý” của liên đoàn. Trong quá khứ, dù thành công khi đưa tuyển Việt Nam đoạt ngôi “Đệ tam anh hào” Tiger Cup 2002, nhưng ông Calisto có quá nhiều va chạm với LĐBĐ VN nên không nằm trong tầm ngắm. Lựa chọn HLV ngoại theo kiểu thích hay không thích là một sai lầm của những người lèo lái “con thuyền” bóng đá Việt Nam.
Vì vậy, khi đội tuyển Việt Nam thua trận không thể cứ đổ hết trách nhiệm lên đầu cầu thủ, lên HLV như Liên đoàn Bóng đá Việt Nam hiện nay là xong chuyện. Nhiều tờ báo đã đưa ra những nhận định chính xác về nguyên nhân thất bại của đội tuyển có phần lớn trách nhiệm của liên đoàn (ngoại trừ cơ quan ngôn luận của chính Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thì không thấy đề cập đến). Và đa số người hâm mộ đã tán đồng cách nhận định này.
Trong bài viết ngày mai, chúng tôi sẽ đơn cử một nguyên nhân khác lấy nhận xét từ chính ông Peter Withe, nay đang là HLV trưởng đội tuyển Indonesia, đội vừa đánh bại tuyển Việt Nam 3-0 ngay trên sân nhà.
MINH HÙNG
Bài 2: Vì sao ông Peter Withe không làm HLV trưởng tuyển Việt Nam?
Các tin, bài viết khác
-
Ngô Đình Nại tiếp tục thăng hoa ở giải Billiards PBA Tour tại Hàn Quốc
-
Ronaldo, Messi, Lewandowski và cả Neymar cò tên trong Đội hình tiêu biểu UEFA năm 2020
-
Chelsea tìm HLV thay thế khi Frank Lampard thừa nhận không 'sẵn sàng cạnh tranh' danh hiệu
-
Văn Trường (Nam Định) bị phạt nguội sau vòng 1
-
Hà Nội - B.Bình Dương: Gặp lại cố nhân
-
Tay đua Fernando Gaviria 2 lần dính Covid-19
-
Nguyễn Nhớ đoạt giải Fair-play 2020
-
Bayer Leverkusen trở lại cuộc đua giành đĩa bạc Bundesliga
-
UFC 257: Trận tái chiến Conor McGregor vs Dustin Poirier khiến cả làng MMA sôi sục
-
Bruno Fernandes không cần nghỉ ngơi