Kiện ai?
Theo nhận định chung, “cuộc chiến truyền hình” chỉ có thể giải quyết theo 2 hướng: các bên (VFF, AVG, VPF và các CLB) phải thỏa thuận lại với nhau hoặc phải đợi đến phân xử của tòa án. Có như vậy thì mới biết hợp đồng AVG-VFF đúng hay sai. Tuy nhiên, vấn đề là chẳng bên nào chịu ngồi với nhau còn ra tòa thì ai sẽ nộp đơn kiện?Và kiện ai?
Việc VPF phủ nhận hợp đồng AVG-VFF cũng như cho phép đài VTV khai thác không thể là lý do để AVG kiện bởi VPF không phải là người trực tiếp vi phạm hợp đồng. Nếu AVG có kiện thì kiện đơn vị nào tự dưng vào sân để ghi hình mà chưa được sự đồng ý của họ.
Sau khi VTV “nhanh tay” đạt thỏa thuận với AVG trước vòng 1 V-League, rốt cục cũng đã có nơi bị “vạ lây” đó là đài VTC khi đài này đã ghi hình và phát sóng trận Ninh Bình - Đồng Tháp tại vòng 1 Super League. AVG đã làm đơn tố cáo VTC vi phạm bản quyền của họ.
Trong trường hợp này, nhiều khả năng VTC đã sai khi không có đủ cơ sở pháp lý trước khi tiến hành phát sóng. Họ đã không có sự đồng ý của AVG, họ cũng chẳng được VPF cho phép bằng văn bản bởi VPF chỉ đồng ý duy nhất cho VTV được phép khai thác. Trong văn bản đồng ý đó, VPF chỉ mới “đề nghị VTV hỗ trợ đài VTC và các đài khác”. Từ “hỗ trợ” ở đây có thể hiểu là VTV cung cấp sóng cho VTC chứ chưa hẳn là đồng ý cho VTC sản xuất chương trình.
Ngõ cụt
Phó chủ tịch VPF, ông Nguyễn Đức Kiên thì tuyên bố VPF sẵn sàng ra tòa nhưng kỳ thực, làm gì có chuyện đó ngoại trừ VPF… kiện VFF. Nếu VPF yêu cầu VFF hủy hợp đồng với AVG mà VFF không đồng ý thì VPF có thể khởi kiện dựa trên những quyền mà họ đã được VFF chuyển giao. Trong khi đó, AVG cũng không thể kiện VFF lẫn VPF vì như đã nói, cả 2 đơn vị này đều không vi phạm trực tiếp.
Còn trường hợp AVG kiện VTC thì lại là chuyện chẳng liên quan gì đến VFF lẫn VPF. “Cuộc chiến truyền hình” dễ đi vào ngõ cụt khi chưa bên nào đủ lý do để công khai chi tiết bản hợp đồng 20 năm độc quyền của AVG-VFF.
Nói đúng hơn, bên nào cũng có lý do để kiện nhưng lại không nắm trong tay phần thắng do các mối quan hệ chồng chéo. Trong khi đó, nếu đã vì “quyền lợi người hâm mộ”, thì các bên phải ngồi lại với nhau để xem xét hợp đồng AVG-VFF cũng như điều chỉnh, hoặc vô hiệu, hoặc đấu thầu ký lại. Chẳng hiểu sao, việc đơn giản ấy lại chẳng thấy bên nào nói tới.
Đã có người đặt vấn đề là các bộ quản lý sẽ vào cuộc nhưng trên thực tế, đây là quá trình tranh chấp dân sự, không thể có việc cơ quan quản lý nhà nước can thiệp vào nếu ngay cả việc ngồi đàm phán với nhau vẫn chưa được tiến hành.
Và như thế, một lần nữa, chính VFF lại bị dư luận đặt câu hỏi bởi không ai khác, chính tổ chức này mới là nơi đủ cơ sở để mời các bên ngồi với nhau. Tại sao VFF lại không làm? Hợp đồng giữa họ và AVG có quá nhiều uẩn khúc?
ĐĂNG LINH
Các tin, bài viết khác
-
U23 Việt Nam nhanh chóng đi vào tập luyện tại UAE
-
Bóng chuyền nam, nữ sẽ thay đổi lớn ở ban huấn luyện
-
Ancelotti không miễn nhiễm trước áp lực
-
Thể thao Hà Nội thưởng 55 triệu đồng cho mỗi tấm HCV SEA Games 31
-
Sao trẻ ghi 6 bàn, Man.City thêm nức lòng
-
Salah cam kết thêm ít nhất một mùa, Mane vẫn để ngỏ tương lai
-
Roma trở thành nhà vô địch Europa Conference League đầu tiên
-
Đội tuyển futsal Việt Nam chuẩn bị đón HLV người Argentina
-
AS Roma vs Feyenoord 1-0: Zaniolo hạ thủ thành Bijlow, giúp Roma lần đầu đăng quang Europa Conference League, HLV Mourinho có đủ 5 danh hiệu châu Âu
-
“Đệ nhất quyền thủ” Canelo Alvarez: Muốn hoàn tất “Trận Trilogy” với Gennady Golovkin, muốn tái chiến Dmitry Bivol để báo thù